Nhân viên mới đi làm phải làm sao để lấy lòng sếp?

Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp

Marianne Adoradio, nhà tư vấn và tuyển dụng của công ty Sillicon Valley, nói rằng: "Việc đưa ra những câu hỏi thông minh khi nói chuyện với sếp không phải là dễ". Bạn nên biết thời điểm nào là phù hợp để nói chuyện cũng như biết dừng đúng lúc nếu cảm thấy sếp không thoải mái với cuộc nói chuyện. Cách tốt nhất là nên hỏi những gì bạn cần và đảm bảo rằng chúng thuộc lĩnh vực công việc sếp quản lý.

Có khả năng nghe hiểu tốt

John Farner, nhà quản lý nhân sự của công ty Russell, nói: "Các nhà quản lý đánh giá rất cao khả năng nghe hiểu của nhân viên". Ví dụ, khi sếp giao việc hoặc hướng dẫn bạn cách thực hiện một dự án nào đó nhằm giúp bạn có được kết quả công việc tốt nhất, sếp muốn biết chắc rằng bạn đã hiểu rõ được vấn đề đó. Vì thế hãy nói tóm tắt lại những ý của sếp để cho sếp biết bạn đã hiểu rõ mọi vấn đề và không còn thắc mắc nào.

Khả năng hợp tác

Khi sếp đưa ra một ý tưởng mới, hãy phản ứng theo cách xây dựng giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn thay vì "bê nguyên" và sử dụng chúng ngay lập tức. Hãy chứng tỏ rằng bạn luôn cố gắng suy nghĩ để cùng mọi người đem lại kết quả tốt nhất trong công việc.

Xây dựng các mối quan hệ trong công việc

Sếp sẽ cảm thấy rất vui khi các nhân viên có quan hệ tốt với nhau và với khách hàng. Hãy áp dụng những gì bạn được học về quan hệ khách hàng cũng như kinh nghiệm bản thân trong quan hệ với đồng nghiệp để những mối quan hệ này luôn bền chặt. Đó không chỉ là cách "ghi điểm" với sếp mà còn giúp phát triển sự nghiệp của bạn.

Biết rõ những mong muốn của sếp

Điều quan trọng nhất mà nhân viên cần phải biết đó là sếp mong chờ gì ở mỗi nhân viên? Ví dụ, đó có thể là mong muốn nhân viên hòa hợp và cùng nhau làm việc tốt. Nhưng có những sếp lại đánh giá cao khả năng cá nhân và yêu cầu nhân viên chứng minh được năng lực bản thân.

Biết rõ những điều sếp không thích

Mỗi người luôn có những quy tắc và sở thích riêng, với sếp cũng vậy. Vì thế bạn cần phải tìm hiểu để tránh mắc những sai lầm không đáng có. Ví dụ, nếu sếp bạn không thích bị làm phiền vào đầu giờ làm việc buổi sáng thì bạn nên tránh tìm gặp sếp nếu không có việc gì quá gấp.

Đoán trước được nhu cầu của sếp

Khi đã làm việc cùng sếp một thời gian bạn cần nhận ra được những mong muốn của sếp trước khi ông/bà ấy nói ra. Ví dụ, bạn hiểu sếp muốn công việc này được làm theo cách nào và bạn nói luôn với sếp kế hoạch đó của bạn. Chắc chắn bạn sẽ nhận được một điểm A từ sếp.

Luôn nhìn nhận mọi việc với vai trò người quản lý

Tất nhiên trước hết bạn vẫn cần phải hoàn thành công việc của một nhân viên nhưng bạn vẫn cần phải thường xuyên quan sát và học hỏi cách làm việc của những người quản lý trong công ty. Bạn cần phải biết công việc của một người quản lý khác biệt thế nào so với công việc của một nhân viên và họ thường gặp những vấn đề gì vướng mắc…

Tự mở rộng kiến thức

Ngoài việc hỗ trợ để hoàn thiện ý tưởng của người khác, đôi khi bạn cũng nên tự đưa ra ý kiến của bản thân. Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích lũy kiến thức của bản thân sau một thời gian bạn sẽ chứng tỏ được với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên có năng lực và chăm chỉ.

Biết cách thể hiện quan điểm của cá nhân

Tranh luận với sếp về mọi vấn đề, công việc được giao không phải là một cách hay để gây ấn tượng với sếp, nhưng cũng không có nghĩa là bạn luôn vui vẻ chấp nhận mọi yêu cầu, quyết định mà sếp đưa ra nhằm làm sếp vui. Một nhân viên giỏi phải là người thực sự hiểu rõ họ đang làm gì, từ đó nhận ra được điểm tốt và chưa tốt trong công việc. Điều đó có nghĩa là bạn cần thể hiện sự nhiệt tình trong công việc và biết nói lên quan điểm của bản thân đúng lúc đúng chỗ.

Có gu ăn mặc và trang điểm

Với các bạn nữ, có gu ăn mặc và trang điểm không đồng nghĩa với việc bạn phải là một cô nàng xinh đẹp. Việc lựa chọn một phong cách trang điểm, ăn mặc phù hợp với bản thân, đó cũng là sự khéo léo của một nhân viên thông minh. Bạn giỏi giang, tháo vát, khéo léo và luôn biết được giá trị của bản thân mình thì không có lý gì mà sếp lại không cất nhắc. Luôn biết dung hòa mọi thứ xung quanh mình, luôn biết cách làm mình được tỏa sáng là phong thái của một nhân viên chuyên nghiệp thời hiện đại.

 

Nguồn: Nguồn: Cafebiz.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. TẠI SAO ỨNG VIÊN QUÁ GIỎI LẠI KHÔNG THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý TỪ NHÀ TUYỂN DỤNG?
  2. Sai lầm cơ bản của những ai muốn thành công: Chăm chăm quản lý thời gian mà bỏ quên đi điều quan trọng này

Tìm công việc mơ ước