5 Kỹ Năng Mềm Được Săn Đón Nhiều Nhất Năm 2020 và Cách Để Phát Triển

Đầu năm nay, LinkedIn đã công bố danh sách năm kỹ năng mềm được săn đón nhiều nhất trong năm 2020. Được xác định bằng cách kiểm tra các kỹ năng được liệt kê trong hồ sơ của các nhà tuyển dung có tỷ lệ cao nhất.

Các kỹ năng mềm được tìm kiếm nhiều nhất là:

  1. Kỹ Năng Sáng Tạo

  2. Kỹ Năng Thuyết Phục

  3. Kỹ Năng Hợp Tác

  4. Kỹ Năng Thích Nghi

  5. Trí Thông Minh Cảm Xúc

Bạn đang tìm kiếm một công việc? Thật sự rất tốt khi bạn bắt đầu để ý đến các kỹ năng này, hãy cố thực hành chúng càng nhiều càng tốt, nhất là các kỹ năng bạn chưa đạt được.

Dưới đây là một số lời khuyên về cách trau dồi và luyện tập từng kỹ năng:

  1. Kỹ Năng Sáng Tạo

Brainstorm định kì.

Một số người rất giỏi sáng tạo, nhưng rất nhiều người trong chúng ta cần phải tham khảo ý tưởng từ nhiều người để có thể sáng tạo ra cái của chính mình. Hãy tổ chức brainstorm định kì với các đồng nghiệp hoặc những người xung quanh bạn để dễ đưa ra các ý tưởng mới hơn, đó cũng là dịp để não bộ được rèn luyện để có những suy nghĩ đột phá hơn kể cả khi làm việc một mình.

Bước ra ngoài.

Một nghiên cứu năm 2014 từ Đại học California, Santa Barbara, đã phát hiện ra rằng các nhà vật lý và nhà văn đã đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhất khi họ đi dạo. Lên lịch "Thời Gian Suy Nghĩ" bên cạnh công việc hằng ngày của bạn để chắc rằng não bộ của bạn có thời gian để sáng tạo. Càng thực hành việc này nhiều, ý tưởng sẽ dễ dàng đến với bạn hơn.

  1. Kỹ Năng Thuyết Phục

Hãy là "người ủng hộ của quỷ".

Việc thuyết phục ai đó trong cuộc tranh luận của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn suy nghĩ trước về vị trí của họ. Bằng cách đặt bản thân ở nhiều góc độ của một chủ đề, bạn có thể chuẩn bị để trả lời tất cả lời phản biện, và phản bác vấn đề môt cách hợp lí.

Linh hoạt phong cách giao tiếp của bạn .

Cố gắng thuyết phục người học trực quan thông qua email dài một trang có lẽ sẽ không có lợi cho bạn. Điều chỉnh phong cách giao tiếp của bạn phù hợp với đối tượng bạn đang muốn thuyết phụ vô cùng quan trọng. Bạn càng linh hoạt trong phong cách giao tiếp chừng nào, thì khả năng phản ứng thuyết phục trong mọi tình huống sẽ tốt chừng đó

  1. Kỹ Năng Hợp Tác

Xác định rõ ràng

Mối quan hệ hợp tác thường bị tác động khi mà các vai trò và đích đến không được xác định rõ ràng. Lần sau, khi muốn hợp tác làm việc với ai đó, hãy tổ chức một buổi họp để xác định rõ mục tiêu rõ ràng, cần làm những gì và ai sẽ làm những việc đó. Việc làm đơn giản đó sẽ giúp những người trong đội nhóm phối hợp nhịp nhàng và nhanh hơn, nâng cao năng suất là việc.

Lắng nghe

Để làm việc nhóm có hiệu quả, việc đầu tiên là các thành viên phải lắng nghe lẫn nhau. Tạo dựng môi trường nơi mà mọi người chịu lắng nghe ý kiến của nhau, đó mới thực sự làm việc nhóm, không phải làm việc cùng nhau.

  1. Kỹ Năng Thích Nghi

Quản lý tư duy của bạn

Khả năng thích ứng với hoàn cảnh khởi điểm từ tư duy thay đổi, sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh. Nếu bạn có xu hướng ngại khi thay đổi, hãy suy nghĩ về lý do tại sao - và sau đó xem liệu có bất kỳ sự điều chỉnh nào mà bạn chưa nhìn ra không.

Thử nghiệm liên tục

Sẽ dễ dàng hơn nhiều để thích nghi khi một dự án thất bại hoặc tổn thất đáng kể, nếu bạn đã có sẵn ý tưởng khác để tiếp tục. Đối với mỗi dự án lớn, hãy nghĩ đến một vài cách khác để có thể hoàn thành và khi có thể, hãy thử nghiệm chúng như những bài test nhỏ. Tập thói quen thử nghiệm các ý tưởng “dự bị” giúp bạn không ngừng học hỏi và tinh chỉnh cách tiếp cận công việc của mình.

  1. Trí Thông Minh Cảm Xúc

Tìm kiếm những quan điểm khác nhau

Đồng cảm về cơ bản là thấu hiểu quan điểm của nhau - nhưng lần cuối cùng bạn chủ động hỏi ai đó về góc nhìn của họ là khi nào? Tập thói quen giúp người khác chia sẻ góc nhìn của họ và lắng nghe cẩn thận câu trả lời của họ sẽ không chỉ làm tăng trí thông minh cảm xúc của bạn, nó thực sự có thể giúp bạn tuyệt vời hơn từng ngày.

Tranh thủ sự nhận xét từ người xung quanh

Tự nhận thức là một thành phần chính của trí tuệ cảm xúc. Yêu cầu những người xung quanh nhận xét thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu cách bạn tiếp cận với người khác. Và khi bạn nhận được những lời chỉ trích mang tính xây dựng khó nghe, hãy nhớ rằng không có "đúng" hay "sai" khi nói về quan điểm của người khác - đó là nhận thức của họ và nhận thức là thực tế.

Dịch bởi: NhanvienBanhang.vn

Nguồn: Inc
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 8 "Bí Quyết" Để Có Việc Nhanh Hơn
  2. 3 “Công Thức Sáng Tạo”Của Steve Jobs
  3. Làm Thế Nào Để Làm Chủ Nỗi Sợ Hãi Khi Bạn Thay Đổi Công Việc
  4. Bạn Muốn Ngăn Sự Lo Lắng: Bạn hãy Nhớ “3 Cụm Từ” Này
  5. Tuổi 20 Chấp Nhận Khó Khăn Và Nỗ Lực, Tuổi 40 Vô Tư Tự Khắc Sẽ Yên Lòng
  6. 6 Cấp Độ Bán Hàng Cần Có Của Một Salesman
  7. Trong Thế Giới Này, Chỉ Có Kiến Thức Là Vĩnh Cửu: Đọc Sách Và Học Tập Là Con Đường Ngắn Nhất Cho Bạn Quyền Lựa Chọn Cơ Hội
  8. 4 Điều Cần Nhớ Khi Bạn Khi Làm Việc Với Những Người Ghét Thay Đổi
  9. Mẹo Làm Việc Ít, Hiệu Quả Nhiều, Bớt Căng Thẳng Ai Cũng Cần Biết
  10. 3 Điều Đơn Giản Cần Làm Khi Bạn Không Thể Thư Giãn

Tìm công việc mơ ước