Bạn đang là một sinh viên mới ra trường? Bạn đang theo dõi những con số thất nghiệp? Hãy ngừng làm điều đó ngay từ bây giờ đi vì bạn còn cần xem nhiều con số quan trọng khác để theo dõi.
Cho dù bạn tốt nghiệp ngay vào lúc thị trường lao động đang xuống dốc hoặc một thị trường đầy tiềm năng thì đâu đó vẫn có các doanh nghiệp họ đang tuyển dụng. Bạn có thể tìm nhiều cách khác nhau để mình có công việc sau khi ra trường. Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích giúp bạn tìm việc khi tốt nghiệp trong thị trường lao động không mấy tiềm năng này.
1 - Hãy xem việc tìm việc là công việc đầu tiên của bạn
Nếu sau khi bạn ra trường vẫn chưas có lời mời nhận việc nào thì bạn nên dành 40 giờ/tuần cho việc tìm việc. Bạn có th đọc các lĩnh vực bạn quan tâm, nghiên cứu thông tin công ty, ứng tuyển, kết nối với mọi người, cập nhật thêm tài liệu tiếp thị của bạn,…Bạn có rất nhiều việc phải làm cho việc tìm việc đấy vì thế đừng đợi quá lâu để bắt đầu. Việc trì trệ có thể khiến bạn trở nên tự mãn và mất đi sự nhiệt tình, khẩn trương tìm việc. Bạn để thời gian trôi qua quá nhiều và nhận ra tiền tiết kiệm của mình đang cạn dần và lúc đó bạn chấp nhận một công việc vội vàng mà không suy nghĩ kĩ lưỡng.
2 - Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát
Chắc chắn rằng bạn không thể nào kiểm soát được tất cả tình huống xảy ra trong cuộc sống nhưng bạn có thể kiểm soát bản thân để đưa mình ra khỏi các tình huống đó và thể hiện mình một cách tốt nhất. Vì vậy, thay vì tập trung vào số lượng công ty gọi cho bạn, hãy tập trung vào số lượng đơn ứng tuyển bạn đã gửi đi. Thay vì tập trung vào số lượng người giới thiệu công việc cho bạn, hãy tập trung vào số người bạn có thể liên hệ được. Bạn không thể kiểm soát hoàn toàn kết quả, nhưng bạn có thể kiểm soát được nỗ lực của chính bản thân mình. Những nỗ lực này chính là số liệu mà bạn nên theo dõi.
3 – Thêm nhiều hướng đi khác nhau
Mặc dù thị trường lao động đang không mấy tốt đẹp nhưng đâu đó vẫn có các nhà tuyển dụng tiềm năng cho bạn. Bạn nên lục lại các bài đăng tuyển dụng cũ của công ty hoặc công ty vẫn còn tuyển dụng nhưng họ không đăng bất cứ tin tuyển dụng nào do họ gặp phải rắc rối về trong tuyển dụng do đại dịch. Vì vậy bạn cần phải có nhiều hướng đi khác nhau. Chắc chắn bạn sẽcó một công việc mơ ước tại một công ty mình muốn và suy nghĩ thêm những khả năng khác có thể xảy ra.
4 – Nghiên cứu kỹ lưỡng
Mặc dù bạn đang mở rộng sự lựa chọn của mình thì bạn vẫn phải nghiên cứu sâu về các công ty và vai trò bạn ứng tuyển. Các đơn ứng tuyển tốt sẽ nhắm mục tiêu đến một cơ hội cụ thể. Cuộc phỏng vấn tốt nhất xảy ra khi ứng viên có thể định vị nền tảng của họ với những gì công ty và công việc yêu cầu. Bạn cần nghiên cứu kỹđể giúp hoạt động tìm việc hiệu quả hơn.
5 – Chuẩn bị trước các câu hỏi
Tại sao tôi nên thuê bạn? Bạn muốn gì? Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? Quá trình phỏng vấn sẽ rất cam go vì đây là vai trò khởi điểm. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có trình độ không? Bạn có nhiệt tình với công việc không?
6 – Dựa vào mối quan hệ của bạn
Bạn có một mối quan hệ rộng lớn như: bạn bè, giảng viên, dịch vụ nghề nghiệp, ba mẹ,... Là một sinh viên mới tốt nghiệp, bạn không có nhiều lý lịch nghề nghiệp. Do đó, bạn cần tối đa hóa việc giới thiệu mà bạn có thể nhận được từ những người bạn biết, thích và tin tưởng bạn. Hãy nhớ cám ơn họ khi bạn được nhận việc
7 - Đo lường và theo dõi tiến độ khi cần thiết
Khi tìm việc, kết quả dựa vào sự nỗ lực của bạn. Khi mở rộng việc tìm kiếm, kết quả bạn nhận đươc cũng sẽ thay đổi theo. Với sự nỗ lực đó, bạn sẽ nhận được thư mời nhận việc. Nhưng nếu bạn cứ ứng tuyển nhưng không nhận được cuộc gọi nào thì bạn cần phải theo dõi lại tiến độ của mình.
8 - Sẵn sàng làm lại và xem xét lại
Nếu việc tìm việc của bạn gặp trục trặc, chắc chắn bạn phải xem lại để thay đổi. Nếu bạn không gặp được những công việc mà bạn đang quan tâm đến, bạn phải thay đổi cách tìm kiếm của mình. Có thể là thay đổi LinkedIn hoặc sơ yếu lý lịch của mình. Nếu bạn đã đi phỏng vấn mà không nhận được thư mời nhận việc thì bạn cần phải xem lại kỹ thuật phỏng vấn của mình. Bạn phải luôn có tư duy mở và tò mò về những thay đổi trong kỹ năng tìm kiếm việc của mình cho đến khi bạn có được một công việc chính thức.
9 – Thưởng cho sự nỗ lực của mình
Hãy ghi lại những công việc mà bạn đang thực hiện như là cuộc gọi hoặc lịch hẹn của bạn. Các nỗ lực của bạn xứng đáng được ăn mừng. Đây là một phần của việc đo lường tiến độ, nó giúp bạn tự tin và suy nghĩ tích cực.
Nếu nguồn cung công việc giảm thì việc tái hoạt động tuyển dụng sự cạnh tranh càng cao hơn.
“Chuyện gì xảy ra khi nguồn cung công việc giảm?” Câu trả lời chính là mỗi lần tái hoạt động tuyển dụng trở lại sự cạnh tranh ngày càng cao hơn. Và mục tiêu của các ứng viên là luôn muốn mình trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong các ứng cử viên. Việc có quá nhiều ứng cử viên trong thị trường lao động khó khăn như thế này khiến các ứng viên mất đi nỗ lực và sự tự tin của họ ngay cả trước khi họ bắt đầu. Nếu bạn luôn tích cực trong công việc, đo lường sự tiến bộ của mình theo dõi để cải thiện thì chắc chắn bạn sẽ là ứng viên sáng giá cho công việc đó.
Phiên dịch bởi NhanvienBanhang.vn