5 Sai Lầm Tài Chính Các Doanh Nghiệp Nhỏ Thường Mắc Phải

Khi bắt đầu kinh doanh, ngân sách là một trong những thứ đáng quan tâm. Duy trì giới hạn ngân sách là chìa khóa để bạn có thể phát triển doanh nghiệp lâu dài.

Các doanh nghiệp nhỏ thường xuyên mắc các lỗi về tài chính, thứ mà khiến các đồng tiền họ cực khổ kiếm được dần bị vơi đi. Ví dụ, 21 phần trăm chủ các doanh nghiệp nhỏ nói rằng, số tiền họ thu về ít hơn một nữa chi phí kinh doanh, có nghĩa là doanh nghiệp của họ đang phải chi trả quá nhiều thứ.


Dưới đây là 5 lỗi về tài chính mà các doanh nghiệp nhỏ hay mắc phải, và cách giải quyết chúng. Cùng NhanvienBanhang tìm hiểu nhé:

Tưởng tượng doanh nghiệp của bạn là một xô nước, và tiền là nước được đổ vào đó. Trong khi đó, có các lỗ nhỏ li ti, khó thấ nằm ở dưới thân xô. Vậy thì, cho dù có bao nhiêu tiền được đổ vào, tài chính doanh nghiệp của bạn sẽ dần cạn kiệt, thông qua các lỗ nhỏ li ti.

  1. Chi trả quá nhiều hóa đơn, thuế má

Mỗi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ phải đóng thuế và chi trả các hóa đọn. Nhưng một số trong đó thường chi quá nhiều vì không hiểu rõ các hóa đơn hoặc các khoảng thuể phải đóng theo luật pháp.

Cách giải quyết: Theo dõi kĩ các hóa đơn kĩ càng, và luôn luôn giao các hóa đơn về thuế cho cấp trên.

  1. Trầm trồ đối thủ cạnh tranh

Việc dễ dàng bị che mắt bởi các đối thủ cạnh tranh và mức chi tiêu xa xỉ của họ. Nhưng hãy nghĩ lại, việc củng cố bản thân doanh nghiệp cùng với các tiêu chí cơ bản luôn có giá trị nhiều hơn.

Cách giải quyết: Luôn suy nghĩ về lợi nhận công ty trước khi thuê người hoặc khen thưởng – doanh nghiệp nhỏ nhưng được dẫn dắt bởi những người có tư tưởng lớn sẽ tạo nên tổ chức lớn mạnh.

  1. Chi tiêu quá nhiều trong giai đoạn đầu

Khi bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường người ta sẽ bị phấn khích quá mức mà chi tiêu vào những thứ không quá cần thiết. Nhiều khi việc làm này đã vô tình phạm vào mức giới hạn chi tiêu của ngân sách, trước khi bạn kịp nhận ra.

Cách giải quyết: Rà soát từng khoản chi, mỗi khoản chi dù nhỏ nhưng có thể đưa doanh nghiệp đi tới theo một cách nào đó.

  1. Triển khai các sản phẩm mới quá sớm

Sau khi có những thành công ban đầu, doanh nghiệp thường bắt đầu nhìn nhận tương lai. Nhưng trong khi phần lớn cố gắng đầu tư và phát triển, một số doanh nhân quyết định đa dạng hóa mô hình của mình, trước khi họ sẵn sáng.

Cách giải quyết: Trước khi quyết định mạo hiểm làm gì đó hoặc đa dạng mô hình kinh doanh, hãy thử hỏi bản thân đó có phải là ý tưởng tuyệt vời hay chưa, và tại sao bạn lại muốn thức hiện nó.

  1. Nhầm lẫn giữa bận rộn và năng suất

Nếu bạn nghĩ doanh nghiệp của bạn đang làm bạn khổ hơn, chiến lược của bạn đang bị thiếu sót nhiều chỗ, nghĩa là bạn bận rộn. Khi bạn làm việc hiệu quả dựa trên nguồn lực hiện có, bạn sẽ kiếm ra tiền, và giữ được tiền.

Cách giải quyết: Họp với các nhân viên, định hướng với họ về chiến lược của công ty. Xác định những thiếu sót và định hình các khía cạnh có thể cải thiện và thay đổi.

Cố chú ý vào các chi tiết nhỏ và xem xét kĩ lưỡng các chi tiêu là điều chính yếu tạo nên một doanh nghiệp có lợi nhiên.

Tránh các sai lầm không mong muốn là cách bạn bảo vệ tương lai của doanh nghiệp và chuyển mình tốt hơn.

 

Phiên dịch bởi: NhanvienBanhang.vn

Nguồn: Entrepreneur

 

Các tin khác

  1. Giá Trị Của Sự Đa Dạng Văn Hóa Nội Bộ
  2. 4 Kiểu Người Nhất Định Đạt Được Thành Công Dù Bao Nhiêu Lần Thất Bại
  3. Ở Việt Nam, Phụ Nữ Nắm Giữ 36% Các Vị Trí Quản Lý Cấp Cao
  4. Chớ Có Dại Mà Thể Hiện Những Điều Này Với Sếp Dù Có Thân Đến Mấy!
  5. Tái Hoạt Động Doanh Nghiệp: 3 Cách Để Hỗ Trợ Nhân Viên Của Bạn
  6. Cách Mở Rộng Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp Mới
  7. Cách Duy Trì Và Khôi Phục Niềm Tin Với Đồng Đội
  8. Bắt Đầu Sống Theo Quy Tắc 2 Tuần Để Có Thể Trở Nên Thành Công Hơn
  9. 5 Cách Thực Hành Tự Chăm Sóc Bất Ngờ Để Hòa Mình Vào Ngày Làm Việc Của Bạn
  10. Sự Khác Biệt Giữa Nghỉ Tạm Thời Và Sa Thải Là Gì?