Ở Việt Nam, Phụ Nữ Nắm Giữ 36% Các Vị Trí Quản Lý Cấp Cao

Phụ nữ Việt Nam thường giữ các vị trí hàng đầu trong doanh nghiệp, gồm giám đốc tài chính (36%); Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành (30%); Giám đốc nhân sự và Giám đốc tiếp thị (25%)...

Phụ nữ làm kinh doanh (She's the Business), một báo cáo đặc biệt của HSBC được giới thiệu trong tháng 10/2019 cho biết, hơn một phần ba (35%) nữ doanh nhân gặp phải định kiến về giới tính khi huy động vốn cho doanh nghiệp của mình.

Định kiến này được thể hiện một cách rõ ràng điển hình như trong quá trình đầu tư, các nữ doanh nhân thường "được" đặt các câu hỏi về hoàn cảnh gia đình, uy tín của họ với tư cách là lãnh đạo doanh nghiệp hay làm sao phòng tránh thua lỗ…

Một báo cáo khác của Grant Thornton có tiêu đề Phụ nữ trong Kinh doanh 2019 (Women in Business) cho biết phụ nữ hiện đang nắm giữ 29% các vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu. Tại ASEAN, khoảng 94% doanh nghiệp có ít nhất một phụ nữ làm quản lý cấp cao và tỷ lệ các vị trí cấp cao do phụ nữ nắm giữ là 28%.

Ở Việt Nam, phụ nữ nắm giữ 36% các vị trí quản lý cấp cao, đứng thứ hai sau Philippines (37,5%) ở trong khu vực. Phụ nữ Việt Nam thường giữ bốn vị trí hàng đầu trong các doanh nghiệp bao gồm Giám đốc tài chính (36%); Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành (30%); Giám đốc nhân sự và Giám đốc tiếp thị (25%).

Trong khi đó, theo Chỉ số Nữ doanh nhân của MasterCard (Mastercard Index Women Entrepreneurs 2018), nhu cầu sinh tồn thúc đẩy phụ nữ Việt Nam tìm kiếm cơ hội trong các mô hình kinh doanh quy mô nhỏ, ít công nghệ. Nghiên cứu của MasterCard cũng cho biết phụ nữ ít có cơ hội vươn lên làm lãnh đạo doanh nghiệp khi trong bốn nhà lãnh đạo chỉ có một người là nữ.

Điều thú vị là các nữ doanh nhân Việt Nam có xu hướng do cơ hội "đưa đẩy" (43,8%) hơn là sự cần thiết (56,3%) trong giai đoạn khởi nghiệp ban đầu và họ nhận thức khá cao về các khả năng cần thiết để thực hiện điều đó. Các doanh nhân nữ cũng nhận thực tốt về những rủi ro trong kinh doanh và có thể so sánh với nam giới.

Nguồn: VnEconomy

 

Các tin khác

  1. Chớ Có Dại Mà Thể Hiện Những Điều Này Với Sếp Dù Có Thân Đến Mấy!
  2. Tái Hoạt Động Doanh Nghiệp: 3 Cách Để Hỗ Trợ Nhân Viên Của Bạn
  3. Cách Mở Rộng Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp Mới
  4. Cách Duy Trì Và Khôi Phục Niềm Tin Với Đồng Đội
  5. Bắt Đầu Sống Theo Quy Tắc 2 Tuần Để Có Thể Trở Nên Thành Công Hơn
  6. 5 Cách Thực Hành Tự Chăm Sóc Bất Ngờ Để Hòa Mình Vào Ngày Làm Việc Của Bạn
  7. Sự Khác Biệt Giữa Nghỉ Tạm Thời Và Sa Thải Là Gì?
  8. Covid-19 Là Phép Thử Năng Lực Và Kỷ Luật: Bạn Chọn Kháng Cự, Thờ Ơ, Hay Thích Nghi?
  9. "Tư Duy Nghịch” Tạo Nên Bứt Phá Kì Diệu Ra Sao, 9 Câu Chuyện Về Thành Công Sẽ Nói Cho Bạn Biết
  10. 10 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Và Kinh Doanh Thiết Yếu Giúp Bạn Vượt Qua Bất Ổn Kinh Tế