5 Kỹ Năng Cần Sở Hữu Khi Trở Thành Nhân Viên Phục Vụ

Phục vụ là một công việc liên quan trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện tốt công việc này, bạn cũng cần sở hữu những kỹ năng nhất định. Bài viết này sẽ khái quát cho bạn 5 kỹ năng cơ bản mà một nhân viên phục vụ cần phải có.

1. Hãy kiên nhẫn và học cách giải quyết vấn đề

Học tập các kỹ năng trở thành điều bắt buộc khi công việc của bạn là tạo ra trải nghiệm ăn uống cho ai đó và giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cần phải trau dồi. Dù ở nhà hàng hay bất cứ quán ăn nào, với những vị trí công việc khác nhau cũng đều sẽ xuất hiện những rắc rối không mong đợi, trong trường hợp đó bạn phải học cách xử lý tình huống một cách khéo léo. Hãy bắt đầu với việc kiểm soát thái độ và hành động, đảm bảo rằng chúng luôn trong trạng thái tử tế, tạo cảm giác tích cực khi phải giải quyết các vấn đề từ khách hàng. Lập cho mình những nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp và thực hành chúng thường xuyên sẽ giúp bạn trở thành một người phục vụ đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội làm việc lại những vị trí và địa điểm tốt hơn.

Không riêng ngành dịch vụ ăn uống, tất cả các công việc liên quan đến truyền thông đều phải đối mặt với sự phàn nàn hay khiếu nại từ khách mà không được dự đoán trước. Vì vậy hãy học cách kiên nhẫn trong mọi tình huống cho dù nó mang tính khó chịu hay căng thẳng đến đâu đi chăng nữa. Hãy tưởng tượng, một vấn đề tiêu cực xuất hiện, độ nghiêm trọng của sự việc nhất định sẽ không tăng thêm mà trở nên dễ dàng và tối ưu hơn, khi bạn kiên nhẫn và bình tĩnh tìm hướng giải quyết.

2. Tìm hiểu rộng hơn về doanh nghiệp

Đây là điểm bạn nên trau dồi song song với kỹ năng đầu tiên. Để trở thành một nhân viên giỏi, bạn sẽ nhận ra rằng công việc phục vụ không chỉ đòi hỏi những nghiệp vụ liên quan đến bộ phận chuyên môn mà còn nằm ở các bộ phận khác. Chẳng hạn những diễn viên xiếc chuyên nghiệp, họ không chỉ biết ảo thuật mà còn sở hữu những khả năng khác như uốn dẻo, nhào lộn hay tung hứng. Bên cạnh việc thực hiện những công việc chuyên môn, bạn cũng nên tìm hiểu về các bộ phận như pha chế, khu vực bếp hay vận hành thanh toán. Tăng sự hiểu biết sâu rộng về cách một doanh nghiệp vận hành sẽ giúp bạn trở nên linh hoạt hơn trong công việc. Ngoài ra, tương thích tốt với nhiều bộ phận cũng là cơ hội tốt để bạn tiếp cận nhiều hơn với sự thăng tiến trong công việc.

3. Trở nên linh hoạt

Phục vụ là công việc đòi hỏi sự tập trung cao về trải nghiệm khách hàng nên linh hoạt là điều thiết yếu bạn cần phải sở hữu. Thời gian làm việc đặc trưng thường được dự kiến sẽ kết thúc rất muộn, không ngày nghỉ cuối tuần và lễ, vì thế linh hoạt với lịch trình cá nhân là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, phục vụ khách hàng là một chuỗi dây chuyền gồm các hoạt động liên tiếp nên yêu cầu sự linh hoạt để thuận tiện trong việc hỗ trợ giữa các bộ phận.

Trong môi trường văn phòng - hoặc bất kỳ nghề nghiệp nào khác - bạn là một phần của một nhóm. Điều đó có nghĩa là linh hoạt với đồng nghiệp của bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu và giải quyết những vấn đề tiêu cực không may có thể phát sinh.

4. Giao tiếp là kỹ năng cốt lõi

Trong dịch vụ thực phẩm, giao tiếp là nền tảng của doanh nghiệp. Bạn phải nói chuyện với khách của bạn, giao tiếp với nhà bếp, làm việc với những người trên quầy bar và đảm bảo tất cả các các thực khách vui vẻ thưởng thức bữa ăn của họ. Giao tiếp ở không chỉ tồn tại là đoạn đối thoại giữa người với người mà bạn còn phải học cách trình bày những vấn đề khó nói (ngay cả trong trường hợp bạn cảm thấy sợ hãi nếu phải đối mặt với chúng), đây là điều rất khó khăn nhưng thực sự cần thiết. Nhiều vấn đề không suôn sẻ có thể xảy ra nếu bạn không truyền đạt đúng cách, đặc biệt đối với khách hàng và liên quan đến bữa ăn của họ.

Giao tiếp diễn ra ở mọi địa điểm, với tất cả mọi người. Sỡ hữu khả năng giao tiếp hiệu quả với những người xung quanh là một kỹ năng quý giá mà bạn có thể sử dụng trong bất kỳ công việc nào. Đôi khi, những vấn đề va chạm vẫn thường xảy ra ở nơi làm việc và mọi thứ bắt đầu trở nên căng thẳng. Nếu có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, bạn có thể khiến việc hướng theo sự tích cực và hòa bình.

5. Làm chủ cảm xúc

Điều cuối cùng mà bạn nên học đó là bỏ qua những điều tiêu cực nếu nó không thực sự cần thiết và kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Môi trường dịch vụ luôn mang tính cạnh tranh và căng thẳng, nhưng nếu cảm xúc của bạn không chịu tác động bởi chúng thì thực sự bạn đang làm chủ công việc của mình rất tốt. Học cách nhận những lời nhận xét không hay trong thái độ tích cực và biến chúng thành lý do tích cực để bạn cố gắng hơn nữa trong công việc. Trở thành một nhân viên nhà hàng luôn tồn tại những thách thức phải đối mặt với những câu nói mang tính sát thương cao về cảm xúc từ bất kỳ ai. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị một tinh thần và tâm lỹ vững chắc bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

Trong bất cứ công việc nào, làm chủ cảm xúc được đánh giá là một kỹ năng tuyệt vời nhưng rất khó để thực hiện một cách thuần thục. Hãy học chúng ngay từ bây giờ, thực hành và kiểm điểm lại suy nghĩ và hành động từ bản thân từ những vấn đề xảy ra hằng ngày quanh cuộc sống.

 

Biên dịch: Nhanvienbanhang.vn

Nguồn: Online.jwu.edu
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 4 Lựa Chọn Hàng Ngày Những Người Thông Minh Thực Hiện Để Cải Thiện Cuộc Sống
  2. Sự Giàu Sang Của Một Người Không Phải Là Có Nhiều Tiền
  3. Phản Hồi Tốt Khi Phỏng Vấn Nhân Viên Phục Vụ
  4. Ý Tưởng Thiết Lập Mục Tiêu Trong Sự Nghiệp Của Bạn
  5. Nói Ít Hơn Để Bán Hàng Nhiều Hơn
  6. 5 Bật Mí Để Chốt Đơn Khách Hàng Hiệu Quả
  7. Đặt Câu Hỏi Để Bán Hàng Thành Công
  8. 5 Thói Quen Của Người Làm Việc Không Hiệu Quả
  9. 6 Kỹ Năng Mà Ai Cũng Có Thể Học Để Trở Thành Một Nhân Viên Bán Hàng Tuyệt Vời
  10. 5 Sai Lầm “Chết Người” Của Người Bán Hàng Hiện Đại

Tìm công việc mơ ước