Những cách đề nghị tăng lương hiệu quả

Tùy vào từng trường hợp, bạn sẽ cần những bước chuẩn bị chu đáo để đề xuất tăng lương hay đề nghị lương thành công.

Đề cập đến tiền bạc là chuyện không dễ với nhiều người. Đề nghị tăng lương lại còn khó hơn. Do đó, khi đã có đủ can đảm để yêu cầu công ty tăng lương hay đàm phán lương với nhà tuyển dụng, bạn phải đưa ra một con số hợp lý. Bạn không muốn hạ mình nhưng cũng không muốn nhắm quá cao để mất cơ hội.

Do đó, chìa khóa để thương lượng lương là biết giá trị của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin về số tiền nêu ra. Để chuẩn bị, bạn cần tham khảo mức lương trung bình của vị trí trong ngành. Tham khảo trực tiếp từ mối quan hệ và từ các trang mạng tuyển dụng. Sau đó, tùy từng trường hợp, bạn nên có mức đề xuất phù hợp cụ thể.

Đề nghị tăng lương

Mức nên đề nghị: tăng 10% so với hiện tại.

Nếu bạn cảm thấy chán nản với mức lương hiện tại thì đừng ngần ngại có một đề xuất thu nhập hợp lý hơn. Tuy nhiên, trước đó, bạn phải chuẩn bị đầy đủ những lý do định lượng để thuyết phục lãnh đạo công ty.

Cụ thể, hãy tổng kết lại các dự án thành công bạn đã làm, bạn đã giúp công ty tăng doanh thu hay tiết kiệm tiền như thế nào. "Xác định giá trị của bạn và chứng minh tác động tổng thể của bạn đối với tổ chức. Tạo dữ liệu định lượng dựa trên thực tế về thành tích của bạn. Đó có thể là cách rất thuyết phục để thể hiện thước đo tác động với công ty", Joel Garfinkle, tác giả quyển "Get Paid What You Worth" khuyến nghị.

Phỏng vấn xin việc

Mức nên đề nghị: tăng 15-20% so với lương của công việc hiện tại hoặc mức lương bình quân của vị trí này trên thị trường.

Đây là cơ hội để có được mức tăng lương lớn cũng như giành lại giá trị bản thân nếu bạn đang được trả lương thấp hơn ở công việc gần nhất. Tuy nhiên, nếu có thể, nên hạn chế nhắc đến tiền bạc mà hãy đề cập cuối cùng, sau khi chuẩn bị kết thúc phỏng vấn.

"Trước khi bạn đề xuất về tiền lương, hãy thảo luận với nhà tuyển dụng về vị trí, trách nhiệm và mọi thứ liên quan để bạn có thể hiểu rõ hơn về công việc", Garfinkle nói.

Hãy nghiên cứu một mức lương công bằng cho vị trí, nhấn mạnh trình độ và kỹ năng của bạn. Khi bạn thu hút được nhà tuyển dụng về năng lực, bạn có quyền thương lượng nhiều hơn. "Công ty đang mạo hiểm, nhưng bạn là người đang đặt cược vào họ. Họ hy vọng bạn muốn và cần một thỏa thuận tốt", Selena Rezvani, tác giả quyển "Pushback: How Smart Women Ask -— and Stand Up — for What They Want", nhận xét.

Chuyển đổi ngành nghề

Mức nên đề nghị: hầu như không có gì

Chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tham gia vào ngành mới thì bạn ít có đòn bẩy hơn để thương lượng một khoản lương hấp dẫn. "Bạn không ở trong vị trí mạnh nhất bởi vì rất khó để thể hiện giá trị trong một ngành nghề mới", Garfinkle nói.

Trong thực tế, bạn có thể phải đối mặt mức lương bị giảm đi khi chuyển đổi sang làm việc ngành hoàn toàn mới. Ví dụ, nếu bạn chuyển từ làm công ty tư nhân sang nhà nước thì đừng ngạc nhiên khi thấy lương có thể giảm.

Chìa khóa để thương lượng khi chuyển đổi nghề nghiệp là cho thấy các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với nhu cầu trong nghề mới ra sao. Ví dụ, bạn có kinh nghiệm đàm phán, am hiểu thị trường hay những mối quan hệ gì... sẽ tạo thuận lợi cho người chủ mới.

"Nếu bạn có một liên kết thực sự rõ ràng về giữa những gì bạn đã làm và làm thế nào nó có thể được sử dụng trong công việc mới, tôi nghĩ rằng bạn có thể tăng tích cực ở mức 5-8% sp với lương hiện tại", Garfinkle nhận định.

Đề nghị tăng lương nhưng bị từ chối

Mức nên đề nghị lại: các phúc lợi khác

Đôi khi, không phải công ty chưa thừa nhận đóng góp của bạn mà có thể ngân sách không cho phép hoặc người quản lý của bạn không đủ quyền lực để ra quyết định nâng lương. Do đó, nên đề xuất tăng các phúc lợi khác.

Ví dụ, bạn có thể đề xuất tăng số ngày nghỉ được hưởng lương, lịch làm việc linh hoạt hơn, được tu nghiệp thêm hay tặng thêm cổ phần công ty... Garfinkle nói rằng bạn đừng nên rời khỏi phòng đề nghị mà không có câu trả lời. "Nên đề nghị xem xét đề xuất của bạn trong ba tháng. Bằng cách nào đó, nên có được một cam kết từ họ", vị chuyên gia khuyến nghị.

Nguồn: Vnexpress.net/
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 6 Trách Nhiệm Cơ Bản Của Nhân Viên Bán Hàng
  2. Cách Định Vị Thương Hiệu (Hoặc Tái Định Vị Thương Hiệu) Cho Bản Thân Khi Ứng Cử Công Việc Mơ Ước
  3. Biết Kể Chuyện Cũng Là Một Năng Lực Kiếm Tiền Đỉnh Cao
  4. Làm Thế Nào Tìm Kiếm Việc Làm Trong Một Đại Dịch
  5. Các Kỹ Năng Mà Nhà Tuyển Dụng Luôn Tìm Kiếm Ở Ứng Viên
  6. 7 Nguyên Tắc Phải Thuộc Nằm Lòng Khi Mới Đi Làm
  7. “Bỏ Túi” Công Thức 6C – Nghệ Thuật Bán Hàng Chuyên Nghiệp
  8. 8 Lời Khuyên Chăm Sóc Khách Hàng Thành Công
  9. Trải Qua 24 Lần Nghỉ Việc, Tôi Đúc Kết Ra Được 4 Bài Học Xương Máu
  10. 6 Nghệ Thuật Bán Hàng Thông Minh

Tìm công việc mơ ước