Đừng Nói Dối Với Sếp Của Bạn

Bạn không lừa được ai, đặc biệt là sếp của bạn khi bạn cố gắng sử dụng nghệ thuật đánh lạc hướng của một nhà ảo thuật.

Có những khoảnh khắc trong sự nghiệp của mình, bạn nói những lời nói dối “trắng” tưởng chừng vô hại. Đôi khi lời nói dối đó được ngụy trang như một sự vô tình đơn giản hoặc những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Khi mới đi làm, có một đồng nghiệp đã dụ dỗ tôi nói dối một chút. Tất cả những gì tôi phải làm là không trả lời email từ sếp với nghi ngờ một khoản chi phí xuất hiện trong thẻ tín dụng của công ty tôi. Tôi thậm chí không phải nói dối; chỉ là tôi không làm gì cả, còn lại để đồng nghiệp nói thay cho tôi.

Tôi rơi vào bẫy và không làm gì cả. Email của sếp gửi vào lúc 9:11 sáng và đến 5:01 chiều, tôi vẫn chưa trả lời. 10 giờ tối, tôi cố gắng đi ngủ và cố ngủ một giấc ngon lành. Nhưng không. Tôi không thể ngủ được.

Sau đó, lúc 10:30 tối, tôi thức dậy, lấy điện thoại và gửi email cho sếp. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên xem xét lại lời nói dối của mình với sếp.

Sự nghiệp được xây dựng trên nền tảng sự trung thực: đây là một điều bạn không được quên

Có rất nhiều người sẽ vui vẻ nói dối và chứng minh chẳng có tiêu chuẩn đạo đức về chuyện này cả.

Tuy nhiên, những người đó liên tục bị mắc kẹt trong sự nghiệp của mình và chẳng biết tại sao. Đôi khi, họ thậm chí có thể đổ lỗi cho công ty, cho sự phát triển của công ty hoặc cho các nhà lãnh đạo vì sự thất bại của họ.

Khi bạn từ chối nói dối và trả lời các câu hỏi trực tiếp theo cách họ muốn, bạn đã tách mình ra khỏi đám đông. Chúng ta dễ dàng quên những người nói dối nhưng chúng ta không thể quên những người nói sự thật.

Những nhà lãnh đạo, người đã truyền cảm hứng cho tôi luôn trung thực và nói sự thật. Ngay khi có cơ hội kinh doanh, họ là những người nhận được các cuộc gọi điện thoại và chốt các giao dịch tưởng như không thể.

Hãy xây dựng sự nghiệp của bạn bằng sự trung thực và bạn sẽ luôn được nhớ tới khi có cơ hội.

 

Trung thực thể hiện sự tôn trọng

Một trong những lý do chính khiến tôi đưa ra quyết định thành thật trả lời sếp mình vài năm trước là vì tôi tôn trọng họ. Họ đã cho tôi một cơ hội nghề nghiệp và đó sẽ là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng nếu tôi nói dối.

Một cách khác của việc tôn trọng lãnh đạo là trả lời họ một cách kịp thời. Nếu sếp hỏi bạn một câu hỏi quan trọng, thì để họ chờ đợi câu trả lời trong vòng vài ngày là thiếu tôn trọng. Cách bạn thể hiện sự tôn trọng là trả lời trong ngày, hoặc ít nhất là thừa nhận đã nhận email và nói với họ rằng bạn sẽ phản hồi càng sớm càng tốt.

Chính niềm tin này đã buộc tôi phải ra khỏi giường và trả lời trong ngày hôm đó, để thể hiện sự tôn trọng với sếp của tôi.

 

Thành thật thì dễ dàng hơn

Nói dối sếp là một công việc khó khăn. Bạn phải bịa ra một câu chuyện, giấu diếm sự thật và âm mưu với người khác để tiếp tục nói dối.

Khả năng quên bẵng những chi tiết của lời nói dối hoặc mắc phải sai lầm là rất cao. Sếp của bạn không phải lên được vị trí "sếp" như hiện tại bằng sự ngu ngốc. Hãy làm nhẹ bớt gánh nặng này bằng cách luôn luôn trung thực bởi vì trí nhớ của bạn sẽ không làm bạn thất vọng, nhưng những lời nói dối của bạn thì có đấy.

 

Họ biết khi nào bạn đang đánh lạc hướng

Một trong những điều phổ biến nhất mà tôi đã thấy trong sự nghiệp của mình, hơn cả nói dối, là nghệ thuật đánh lạc hướng tinh vi. Một số người sẽ khiến bạn tin rằng, đó không phải là nói dối. Nó giống như hút một điếu thuốc nhưng sử dụng vape và cho rằng nó vô hại và hoàn toàn khác biệt.

Nếu bạn được hỏi một câu hỏi trực tiếp nhưng bạn không trả lời câu hỏi đó, và thay vào đó, bạn hỏi một câu hỏi khác hoặc chỉ trả lời một phần, sếp của bạn sẽ biết điều đó. Ngôn ngữ cơ thể hoặc giao tiếp bằng mắt của bạn sẽ thể hiện điều đó.

Bạn không lừa được ai, đặc biệt là sếp của bạn khi bạn cố gắng sử dụng nghệ thuật đánh lạc hướng của một nhà ảo thuật. Thay vào đó hãy nói sự thật vì đánh lạc hướng sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng nước sôi lửa bỏng hoặc thất nghiệp.

 

Cái giá của sự nói dối

Bạn hãy chắc rằng bạn không bao giờ nói dối sếp vì khi họ phát hiện ra (không phải nếu), họ sẽ không bao giờ tin tưởng bạn hoàn toàn nữa.

Mỗi lần họ gặp bạn sau khi biết bạn nói dối, họ sẽ luôn nghi ngờ. Họ sẽ luôn cảnh giác với bạn nhưng không thể hiện ra. Nó sẽ khiến sếp của bạn đưa ra các quyết định khác nhau về bạn, và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp.

Để lấy được sự tin tưởng của sếp, bạn phải mất rất nhiều thời gian, nhưng để vụt mất niềm tin của sếp, bạn chỉ cần 1 giây.

Lòng tin của sếp với bạn không bao giờ có thể được sửa chữa. Chẳng có gì có thể che đậy được một khi lời nói dối đã được phơi bày (và nó sẽ được phơi bày). Điều này nghe có vẻ thảm khốc nhưng nó là như vậy.

Phần còn lại của sự nghiệp, kết quả của lời nói dối sẽ được lộ ra, thường là bạn sẽ không nhận ra. Người sếp mà bạn nói dối sẽ nói với các nhà lãnh đạo khác và có thể là đồng nghiệp của bạn. Một ngày nào đó họ sẽ được yêu cầu làm một tài liệu tham khảo bí mật về bạn và bị buộc phải nói sự thật về lời nói dối của bạn.

Có một cách tốt hơn là trả giá cho lời nói dối: Xây dựng sự nghiệp của bạn dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng sếp của bạn bằng cách trung thực, biết được nói sự thật dễ dàng như thế nào và đừng đánh lạc hướng.

Nếu bạn quyết định nói sự thật, sự nghiệp của bạn sẽ tốt hơn bạn có thể tưởng tượng và bạn sẽ khám phá và được đưa ra những cơ hội, tất cả những điều bạn làm đều xứng đáng. Hãy trung thực trong sự nghiệp của mình.

Nguồn: Cafebiz

 

Các tin khác

  1. Các Nhân Viên Cảm Thấy Họ Không Cần Sự Giúp Đỡ Từ Quản Lý
  2. 9 Mẹo Giúp Tối Ưu Hóa Quá Trình Tuyển Dụng
  3. Những Điều Tạo Nên Sự Khác Biệt Khi Làm Việc Từ Xa
  4. 3 Cách Để Tạo Động Lực Hiệu Quả Cho Nhóm Của Bạn
  5. Thay Đổi Tư Duy, Tiền Sẽ Tự Động Đến: 8 Thay Đổi Nhỏ Trong Lối Sống Giúp Đời Bạn Thịnh Vượng
  6. Thời Gian Và Công Việc
  7. 6 Lời Khuyên Quản Lý Email Để Không Bị Quá Tải
  8. Tìm Kiếm Một "Sự Nghiệp Bằng Trái Tim”
  9. Làm Thế Nào Để Làm Việc Tại Nhà Mà Không Mất Đi Sự Tỉnh Táo Của Bạn
  10. Công Việc Và Thăng Tiến Nghề Nghiệp