Làm Sao Để Thu Hút Và Tăng Số Lượng Khách Hàng Cho Doanh Nghiệp?

Thu hút số lượng khách hàng tiềm năng và duy trì khách hàng trung thành đang là vấn đề khó khăn của hầu hết doanh nghiệp. Những chiến lược, chiến thuật được hoạnh định và triển khai mỗi tuần nhưng hầu hết không nhận lại được nhiều tiến triển. Sau đây là những nền tảng cơ bản có thể đã được bỏ qua và lãng quên.

1. Định vị khách hàng mục tiêu

Đặt trường hợp, bạn là chủ doanh nghiệp của một công ty mới, bạn sẽ làm gì để thu hút khách hàng đầu tiên sử dụng sản phẩm của mình? Làm thế nào để định vị sản phẩm và thương hiệu trong lòng khách hàng? Đây hẳn là những câu hỏi nhức nhối dành cho những nhà quản lý mới.

Bên cạnh đó, những nhà đầu tư, nhà điều hành đã bắt đầu công việc kinh doanh một thời gian cũng có thể xảy những vấn đề trong việc thu hút khách hàng mới. Cũng không loại bỏ trường hợp bạn có một số lượng khách hàng nhất định khi bắt đầu khởi nghiệp nhưng câu chuyện cần bàn luận ở đây là mọi thứ chỉ dừng lại ở đó thậm chí không phát triển mà có xu hướng chậm lại, vậy bạn cần làm gì để xúc tiến doanh nghiệp?

Điều đầu tiên là hãy định vị khách hàng mục tiêu của bạn. Phân tích và tạo ra một chân dung hoàn chỉnh cho nhóm đối tượng người tiêu dùng mà doanh nghiệp sẽ hướng đến. Tại sao bạn không được bỏ qua công việc này?

Việc tạo dựng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn tạo đúng nội dung thông điệp và tiếp cận đúng đối tượng. Và khi hiểu được khách hàng bạn phải phục vụ là ai và bạn đang truyền đúng thông tin của doanh nghiệp đến họ thì mối quan hệ của bạn và họ sẽ trở nên tốt hơn.

Hãy định vị khách hàng của doanh nghiệp bạn bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Nhân khẩu học của thị trường doanh nghiệp là gì? (Bạn đang phải phục vụ cho ai? Nam hay nữ? Độc thân hay đã lập gia đình? Học sinh, sinh viên hay nhân viên công sở?)
  • Nhu cầu của thị trường là gì? Đây là điều khiến họ cảm thấy khó chịu, trăn trở?
  • Vấn đề nào bạn giải quyết cho khách hàng?
  • Những ai cần những sản phẩm, giải pháp mà doanh nghiệp bạn cung cấp?
  • Đối thủ của bạn là ai? Sản phẩm của họ là gì?

Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn điều chỉnh thông tin và thông điệp thích hợp cần truyền tải để có thể tìm kiếm và truyền tải hiệu quả hơn đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Xây dựng nhận thức thương hiệu

Dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn ở bất cứ lĩnh hay sỡ hữu những tính năng xuất sắc, nếu khách hàng không biết đến sự tồn tại của chúng thì một điều hiển nhiên là sẽ không có bất cứ sự lựa chọn nào đến từ khách hàng cho sản phẩm đó.

Đầu tiên, nhận thức vấn đề là gì? Nhận thức thương hiệu của một doanh nghiệp đề cập đến mức độ mà khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu thuộc doanh nghiệp đó.

Giải quyết bài toán xây dựng thương hiệu như thế nào?

Có rất nhiều chiến lược, bạn có thể sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng về thương hiệu nhưng dưới đây là bốn lựa chọn hiệu quả:

Nền tảng mạng xã hội

Tiếp thị truyền thông xã hội (Social media marketing) là một trong những cách đơn giản nhất để tăng khả năng xuất hiện doanh nghiệp của bạn đến với người tiêu dùng.

Nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao, hãy chọn từ một đến 2 nền tảng kênh truyền thông nhất định. Sau đó tâp hợp nguồn lực tập trung và phát triển thật tốt.

Tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng số lượng nhiều ở những nền tảng xã hội nào trong bốn kênh sau đây: Facebook, Twitter, Pinterest và Instagram và bắt đầu. Chiến lược tập trung nguồn lực để xây dựng hình ảnh thương hiệu thật tốt theo từng kênh tốt hơn việc trải rộng nguồn lực và phát triển nhiều kênh cùng một lúc, giúp hạn chế những lãng phí không đáng có cho doanh nghiệp.

Nội dung tiếp thị (Content Marketing)

Tạo và chia sẻ những nội dung mang tính ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm tư của khách hàng, được đánh giá là một trong chiến lược hiệu quả nhất trong việc xây dựng nhận thức khách hàng.

Đây là công cụ mang tính đa dạng về hình thức, bạn có thể thực hiện qua blogs, video, hình ảnh,… tất cả mọi thứ miễn là truyền tải được những thông tin bạn cần cung cấp đến khách hàng.

Tìm hiểu xem nhóm khách hàng bạn thích tiêu thụ thông tin dưới những định dạng nào, tạo và cung cấp thông tin cho họ dưới định dạng đó để tăng tính thu hút cho doanh nghiệp.

Cách thức để tạo một chiến lược tiếp thị truyền thông hiệu quả, cần phải tìm hiểu thông tin về kênh truyền thông và nội dung tiếp thị. Hãy lưu tâm đến vấn đề này.

Hai chú ý khi tạo nội dung tiếp thị là sự bắt mắt trong hình ảnh đồ họa và sự dễ nhớ, dễ chia sẻ trong nội dung tiếp thị.

Bài viết với tư cách khách (Guest Posting)

Đó là một cách bạn ngầm truyền thông thương hiệu thông qua bài viết khách ở những trang web lớn. Chiến lược này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ nếu bạn sử dụng đúng cách.

Chạy quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội

Nếu doanh nghiệp bạn sẵn sàng chi trả một ngân sách nhỏ cho phương tiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội thì đây là một chiến lược hiệu quả để định vị thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu.

Trọng điểm của việc chạy quảng cáo là xác định và hiểu rõ cách thức vận hành của chạy quảng cáo truyền thông. Quảng cáo trên Facebook và Instagram là hai loại quảng cáo truyền thông xã hội phổ biến nhất. Nhưng mặt trái, nếu không am hiểu rõ về những hoạt động quảng cáo bạn đang thực hiện sẽ gây ra những lãng phí tài chính không đáng có.

3. Tạo giá trị khách hàng

Hãy đặt câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp có phải là lựa chọn tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh? Trước khi bạn có thể tạo và cung cấp những giá trị cho khách hàng thì bạn phải biết những vấn đề họ gặp khó khăn và giải pháp họ đang tìm kiếm.

Một cách để tìm hiểu chính xác những vấn đề của khách hàng là đặt câu hỏi cho chính họ. Bạn có thể thực hiện qua cuộc phỏng vấn, khảo sát, bản trắc nghiệm trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Hãy thực hiện những quan sát đến hành vi của khách hàng. Họ chi trả nhiều cho việc gì, những nội dung như thế nào khiến họ hào hứng và sẵn sàng muốn tham gia?

Sau đây là bốn hướng dẫn tạo ra giá trị khách hàng

Hãy đưa ra giải pháp hữu ích giải quyết vấn đề một cách triệt để

Như câu nói của Josh Kaufman của The Personal MBA: “Every successful business creates or provides something of value that other people want or need.” (tạm dịch: Mỗi doanh nghiệp thành công đều tạo ra hoặc cung cấp những giá trị đúng đắn thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng”.

Đặt trường hợp, khi bạn phải chi trả cho một món hàng hoặc dịch vụ bởi những lời quảng cáo hấp dẫn nhưng sự thật không đạt được như truyền thông thì bạn sẽ cảm thấy thất vọng như thế nào? Vì vậy xây dựng thật tốt chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng chúng chắc chắn đang là những giải pháp hiệu quả đối với những vấn đề cần giải quyết của khách hàng.

Sử dụng chiến lược giá hợp lý và phù hợp với đối tượng phân khúc khách hàng mục tiêu

Khi bước vào lĩnh vực đầu tư và kinh doanh, lợi nhuận luôn là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu. Nhưng không phải vì điều đó mà chúng ta đưa ra những mức giá quá cao hoặc không phù hợp vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự quyết định của hàng của người tiêu dùng. Nếu bạn thực sự nghiêm túc với vấn đề kiến tạo giá trị khách hàng thì mức giá bạn đưa ra cũng phải phản ảnh chân thực điều đó. Mỗi ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có những khung mức giá khác nhau. Hãy tìm hiểu và chỉ ra đâu là phân khúc khách hàng bạn muốn phục vụ. Khách hàng của bạn có thu nhập và nhu cầu tiêu dùng trung bình, thấp hay cao? Sau đó hãy chọn một mức giá tối ưu mà bạn phân tích là phù hợp nhất.

Thành công giữa việc đặt mức giá và truyền thông là khiến cho khách hàng luôn cảm thấy rằng họ nhận được nhiều giá trị hơn những gì họ phải chi trả. Bạn đang thực hiện một chiến thuật tạo ra sự cộng sinh, đôi bên cùng có lợi (win-win).

Chiến lược giá phù hợp sẽ tăng số lượng khách hàng hài lòng, tỷ lệ giữ chân khách hàng và giới thiệu cho doanh nghiệp của bạn cao hơn. Điều này có nghĩa là doanh số cao hơn và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Tập trung xây dựng lòng trung thành khách hàng

Mọi doanh nghiệp luôn mong thu hút số lượng khách hàng mới mà không để ý rằng chi phí giữ chân khách hàng cũ sẽ ít tốn kém hơn. Không ít những chiến lược tiếp thị đưa ra đều tập trung vào những khách hàng tiềm năng mà quên mất rằng những khách hàng hiện tại cũng đang cần sự quan tâm, nuôi dưỡng. Bên cạnh việc thu hút khách hàng mới, đừng quên đưa ra những chiến lược giữ chân khách hàng hiện tại.

Kiểm tra những số liệu kinh doanh, tiến hành phân tích về việc nguồn khách hàng của bạn đến từ đâu. Nỗ lực tiếp thị vào khu vực, bộ phận đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng

Đây cũng là một cách tạo ra được giá trị khách hàng hiệu quả. Dưới đây là tập hợp những câu hỏi cải thiện trải nghiệm cho khách hàng hiệu quả của doanh nghiệp:

  • Sản phẩm của bạn xuất hiện ở những kênh phân phối có dễ tiếp cận với khách hàng không?
  • Bạn có cung cấp nhiều loại hình thanh toán không?
  • Bạn đã đưa ra những chính sách đổi trả hàng hóa có công bằng không?
  • Khách hàng của bạn có thực sự nhận ra được giá trị sản phẩm chưa? Bạn có cung cấp dịch vụ khách hàng đủ tốt chưa?
  • Họ sẽ liên lạc với bạn qua đâu nếu họ gặp những vấn đề trục trặc về sản phẩm?
  • Bạn có sớm phản hồi những thắc mắc của khách hàng không?
  • Bạn phản hồi như thế nào với những đánh giá tiêu cực?
  • Bạn đã phản hồi rõ ràng mọi mỗi quan tâm của khách hàng dành cho sản phẩm?

Dưới đây gồm những mục được giản lược từ bài viết trên, gồm sáu bước nhỏ giúp bạn dễ dàng hệ thống và thực hiện:

  1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
  2. Xây dựng nhận thức thương hiệu khách hàng
  3. Tạo giá trị của khách hàng
  4. Tạo những giải pháp giá trị giải quyết hiệu quả vấn đề của khách hàng
  5. Chiến lược giá
  6. Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng

Nếu bạn thật sự vẫn đang trong tình trạng không thể giải quyết được vấn đề tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp, hãy đọc thật kỹ bài viết này và áp dụng những lời khuyên bạn cho là phù hợp. Chắc chắn sẽ có những cải thiện không ngờ.

Biên dịch: Nhanvienbanhang.vn

 

Nguồn: Michelleharry.com

 

Các tin khác

  1. 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Biểu Đạt Sự Thành Công
  2. Robot Liệu Có Thay Thế Hoàn Toàn Con Người Trong Ngành Kinh Doanh Ẩm Thực ?
  3. Làm Sao Để Tuyển Dụng Cấp Tốc?
  4. Đào Tạo Nhân Lực Có Phải Là Chi Phí?
  5. Văn Hóa Công Ty Của Bạn Có Độc Hại?
  6. 6 Cách Để Giải Quyết Xung Đột Trong Công Việc
  7. Tại Sao Mọi Người Cần Một Nhà Tư Vấn Cuộc Sống
  8. Covid – 19 Đã Buộc Các Doanh Nghiệp Phải Thay Đổi Văn Hóa Của Họ Như Thế Nào?
  9. Tập Trung Vào 3 Thói Quen Đơn Giản Này Vào Năm 2020 Để Trở Nên Thành Công Hơn
  10. Xu hướng tuyển dụng đang thay đổi như thế nào để phù hợp với thị trường định hướng ứng viên hiện nay?