Quản Lý Nhân Viên Quán Cafe Thế Nào Cho Tốt?

Mở ra một quán cafe thật sự rất dễ, nhưng việc duy trì và phát triển nó thì lại chẳng dễ chút nào. Một người chủ quán tốt phải biết nhiều thứ hơn là chỉ bán cafe. Một trong những điều đó là cách quản lý nhân viên hiệu quả.

Nhân viên tốt chính là chìa khoá thành công

Một người chủ có khả năng quản lý tốt là người biết cách viết ra mọi thứ rõ ràng. Họ phải viết ra mô tả công việc cụ thể cho các vị trí, với những kỳ vọng hợp lý cùng những mục tiêu có thể đạt được. Giả dụ như bạn muốn tuyển một nhân viên pha chế giỏi, chắc chắn nhân viên đó có thể giúp bạn tạo nên ấn tượng về chất lượng đồ uống tốt cho quán cafe. Dù vậy, bạn không thể kỳ vọng họ phục vụ khách hàng cũng tốt như việc pha chế. Tuy nhiên, một nhân viên đặt món vẫn có thể hỗ trợ dọn bàn cho khách khi các nhân viên khác đang không rảnh tay.

Tóm lại, người chủ cửa hàng có khả năng quản lý tốt sẽ phải làm rõ nhiệm vụ của từng nhân viên, không quá giới hạn hoặc không quá ôm đồm công việc cho mỗi nhân viên trong cửa hàng. Nhất là vào thời điểm World Cup như hiện tại, việc khách hàng tăng lên đột biến rất dễ xảy ra. Thay vì buộc các nhân viên phải ôm đồm công việc giữa nhiều bộ phận, tôi cho rằng trang bị một phần mềm quản lý bán hàng tốt, vừa có thể gọi món ngay tại bàn, vừa có thể xuất danh sách món đến quầy pha chế và tự động tính tiền ngay lập tức sẽ là phương án hiệu quả hơn.

Một người chủ quán cafe giỏi cũng phải làm rõ được các chính sách của quán bằng văn bản. Ví dụ, tiền tip của khách sẽ do mỗi cá nhân giữ hay sẽ đưa vào quỹ chung và chia đều mỗi cuối tháng. Lời khuyên nhỏ ở đây là nên có thêm một bảng đánh giá hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên, và chia tiền tip cuối tháng dựa trên đánh giá đó.

Nói tóm lại, giữa người chủ quán cafe và các nhân viên cần phải xác định rõ ràng trách nhiệm công việc. Điều này giúp hoạt động của quán cafe giữ được sự mượt mà, lại giúp chủ quán tránh được việc phải phân xử khi có vấn đề phát sinh. Mọi điều khoản và trách nhiệm nên được viết ra bằng văn bản và treo ở nơi dễ nhìn thấy.

Đặc biệt, các nhân viên phục vụ và tính tiền cho khách thường nhận được tiền tip hoặc tiền lẻ khách không muốn nhận lại. Hãy lưu khoản tiền này vào một quỹ riêng và chia đều cho các nhân viên vào mỗi cuối tháng. Dù ít dù nhiều, việc này cũng sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy tuyệt vời hơn với công việc đấy.

Xử lý các vấn đề tại quán cafe

Là một chủ quán cafe, ngoài việc phục vụ khách hàng, bạn còn phải chăm sóc các nhân viên của mình nữa. Việc nảy sinh tranh cãi giữa các nhân viên hoặc bất bình giữa nhân viên với chủ quán là việc vô cùng bình thường. Người chủ quán cần có một phương pháp hợp lý để nhân viên được thể hiện sự bất bình của họ. Đừng bao giờ lảng tránh hoặc cấm nhân viên bày tỏ cảm xúc của họ đối với công việc.

Với những tranh cãi về bán hàng hay tiền hàng, cần lấy số liệu rõ ràng từ phần mềm quản lý bán hàng để quyết định. Với những tranh cãi về lợi ích giữa các nhân viên, hãy tìm ra lý do gì trong công việc của họ tạo ra những sự khác biệt đó.

Những gì bạn cần làm có thể tóm gọn như sau:

  • Luôn sẵn sàng và cho phép nhân viên đề xuất ý kiến hay nói chuyện với bạn.
  • Luôn biết lắng nghe những lời than phiền của nhân viên. Bạn cần phải hiểu những gì đang xảy ra để có thể đưa ra quyết định thích hợp nhất.
  • Phải thật kiên quyết với các quyết định của mình. Bạn đã lắng nghe, đã trao đổi các vấn đề với nhân viên của mình và đưa ra quyết định. Nhân viên của bạn cần chấp nhận những quyết định đó nếu muốn tiếp tục làm việc với bạn.

Chế độ khen thưởng chuyên nghiệp

Hãy có sự khen thưởng và khích lệ phù hợp với các nhân viên của bạn khi họ có thái độ làm việc tốt. Những nhân viên hợp tác và làm việc hiệu quả nên đạt được những thay đổi mà họ mong muốn. Người chủ quán cafe cần chứng minh rằng việc tuân thủ tốt hoạt động của quán sẽ giúp nhân viên đạt được những lợi ích, và ngược lại họ có thể mất việc nếu thường xuyên vi phạm quy định hoặc có hành vi gian lận.

Với việc viết rõ ràng những mong đợi của bạn, minh bạch với nhân viên rằng họ sẽ có nhiều thứ tốt hơn khi thoả mãn những điều kiện của bạn, người chủ quán sẽ tự bảo vệ được mình trước những than thở không chính đáng từ nhân viên. Ví dụ, một nhân viên than thở: “Sao tháng này em không được thưởng như mọi người?”, bạn có thể trả lời “Tháng này em làm việc quá ẩu và đi làm trễ trong nhiều ngày. Em cần chấn chỉnh lại công việc của mình hơn để được thưởng hàng tháng”. Thật rõ ràng đúng không?

Song song với việc đó, khi bạn có những nhân viên mang lại giá trị trong công việc, hãy chăm sóc họ tốt hơn. Hãy cảm ơn họ vì đã hoàn thành tốt công việc. Hỏi họ xem có vấn đề nào khác xảy ra hay không, có thể là mời họ một phần đồ uống sau giờ làm, hoặc một bữa tiệc đặc biệt chúc mừng những nhân viên xuất sắc của tháng. Việc bạn khiến cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao sẽ tăng khả năng giữ họ ở lại với bạn đấy.

Nguồn: Maybanhang

 

Các tin khác

  1. 3 Đặc Điểm Bắt Buộc Bạn Phải Có Để Bắt Đầu Kinh Doanh
  2. Làm Cách Nào Để Quản Lý Cửa Hàng Hiệu Quả?
  3. 5 Mẹo Để Bạn Và Doanh Nghiệp Trở Lại Kinh Doanh Sau Đại Dịch
  4. Nếu Cần, Đặt Lại Tên Doanh Nghiệp
  5. Hậu Dịch Corona, “Ngày Tận Thế” Lần Thứ Hai Đối Với Ngành Bán Lẻ Có Thể Được Kích Hoạt
  6. Bạn Là Người Làm Việc Năng Suất Hay Chỉ Là Người Bận Rộn?
  7. Vai Trò Nhân Sự Trong Việc Thúc Đẩy Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
  8. 10 Lời Khuyên Khởi Nghiệp Từ Mike Kappel - Nhà Sáng Lập Công Ty Phần Mềm Patriot
  9. Cơ Hội Đổi Mới Cho Ngành Bán Lẻ Trong Mùa Dịch Covid-19
  10. Nghỉ Ngơi Ngay Nếu Thấy Cơ Thể Đang Có Những Tín Hiệu Này Vì Bạn Đang Ham Công Tiếc Việc!