Các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á gồm Bukalapak, Tokopedia và Shopee bị cáo buộc đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền toàn cầu.
Báo cáo "Các chợ phi pháp mua bán các sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ và đánh cắp bản quyền năm 2020" được Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố vào ngày 14/1 điểm tên 3 website và 2 chợ ở Việt Nam gồm: shopee.vn, phimmoi và phimmoizz; và chợ Bến Thành và chợ Đồng Xuân.
Cụ thể, tài liệu cho biết các đơn vị sở hữu thương hiệu phản ánh tình trạng hàng giả được bán trên các nền tảng thương mại điện tử của Shopee ở Đông Nam Á, trong đó có trang web tên miền ở Việt Nam.
Báo cáo này thông tin rằng mức độ hàng giả được bán trên tất cả các nền tảng của Shopee hiện ở mức rất cao. Shopee bị cáo buộc không có thủ tục điều tra với bên bán hàng thứ 3. Ngoài ra các đơn vị có bản quyền cho biết Shopee không có sẵn các quy trình hoặc công cụ nhằm thực hiện các thủ tục thông báo và gỡ xuống, công cụ chống hàng giả cũng như thông tin cần thiết về quyền hỗ trợ khiếu nại hàng giả trên từng nền tảng.
Tài liệu này cũng cáo buộc đối với các cá nhân, tổ chức từng bị phát hiện vi phạm, Shopee không có công cụ ngăn chặn những đối tượng này đăng ký một tài khoản khác để tiếp tục bán hàng. Nền tảng này chỉ thực hiện khóa tài khoản của người bán hàng khi họ có những hành động vi phạm nhiều lần và gia tăng theo mức độ leo thang.
Shopee hiện một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, đã bị các bên liên quan cáo buộc vào năm 2020 vì cho phép lưu thông lượng lớn hàng giả bao gồm đồng hồ, trang sức, đồ da, quần áo, phụ kiện thời trang, thực phẩm và đồ uống, dụng cụ thể thao và dược phẩm.
Không chỉ USTR, Ủy ban châu Âu (EU Commission) cũng đã lên tiếng cảnh báo các chủ sở hữu IP và các bên liên quan trên các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á gồm Bukalapak, Tokopedia và Shopee đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền toàn cầu.