3 Cách Giúp Nhân Viên Của Bạn Vượt Qua Khủng Hoảng Cá Nhân

Khi bạn là một nhà tuyển dụng, bạn làm việc nhiều hơn là chỉ điều hành một doanh nghiệp. Bạn đã từng kết nối với cuộc sống của những thành viên trong đội ngũ của bạn và điều đó có nghĩa là bạn luôn ở đó vì họ trong mọi giai đoạn thăng trầm trong cuộc sống.

Một cuộc khủng hoảng cá nhân có thể và sẽ đánh vào bất kỳ nhân viên nào, và mọi cuộc khủng hoảng đều sẽ rất khác nhau. Nó có thể là một vấn đề sức khỏe cá nhân hoặc một vấn đề sức khỏe của vợ/chồng hoặc thành viên gia đình họ. Nó có thể là đau buồn và mất mát hoặc bất kỳ thay đổi lớn nào trong cuộc sống.

Là một nhà tuyển dụng, bạn không bao giờ nên nhắm mắt làm ngơ trước những cuộc đấu tranh của nhân viên bạn. Giúp họ vượt qua nó là điều nên làm, cho họ thấy lòng trắc ẩn mà bạn luôn hy vọng họ sẽ vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và thay đổi. Nhưng đó không phải là tất cả. Giúp nhân viên vượt qua thời kỳ khó khăn giúp họ và những người còn lại trong nhóm của bạn thấy rằng bạn coi trọng và đánh giá cao họ, và họ không chỉ là một người làm công bình thường.

Nhưng giúp đỡ một nhân viên trong lúc gặp vấn đề khó khăn có thể gây khó khăn cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Dưới đây là ba cách bạn có thể tham khảo để chọn cách giúp đỡ tốt nhất.

1) Chú ý

Thường thì nhân viên sẽ chẵng bao giờ đến gặp bạn cùng những khó khăn của mình. Trên thực tế, nhiều người trong số họ sẽ chủ động tránh đề cập đến nó miễn là họ có thể. Nhưng điều này sẽ làm sự khủng hoảng ngày càng gia tăng thêm, vì sự căng thẳng của họ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả công việc của họ.

Hãy cố để nhận biết những thay đổi trong thái độ của nhân viên bạn. Khi nhân viên có vẻ mất tập trung hoặc suy sụp, chỉ cần hỏi họ xem họ có ổn không. Cho họ thấy bạn quan tâm bằng cách là một người biết lắng nghe và chu đáo.

2) Tạo một hệ thống hỗ trợ

Ưu tiên nhân viên của bạn, phúc lợi bằng cách tạo ra một hệ thống hỗ trợ trên toàn bộ tổ chức của bạn. Làm việc với bộ phận nhân sự và người quản lý của bạn hoặc với Chương trình Hỗ trợ Nhân viên từ xã hội, cộng đồng bên ngoài để đặt mạng lưới an toàn và luôn sẵn sàng hỗ trợ cho một cuộc khủng hoảng cá nhân.

3) Hãy thực hiện những gì mình nói

Cho nhân viên của bạn thấy bạn quan tâm đến họ và tự mình làm gương. Điều này nên được khắc là ưu tiên hàng đầu trên tất cả các bộ phận với tất cả quản lý. Mọi người nên tham gia đầu tư vào phúc lợi của nhân viên của bạn một cách chủ động ở mọi cơ hội có thể.

Khi bạn phát hiện ra một nhân viên cần sự hỗ trợ, hãy linh hoạt. Sự giúp đỡ khi nhân viên gặp khủng hoảng không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Thành viên trong nhóm có thể cần sự linh hoạt về giờ giấc, khả năng làm việc tại nhà hoặc thậm chí để chuyển công việc sang các thành viên khác trong nhóm tạm thời. Bất kể nhu cầu của họ là gì, bạn ở đó là vì họ, như là cách làm tròn trách nhiệm và cam kết của bạn để xây dựng một nơi làm việc lành mạnh.

Phiên dịch bởi: Nhanvienbanhang.vn

Nguồn: Forbes

 

Các tin khác

  1. Cách Nhìn Của Người Ưu Tú Và Người Bình Thường Khác Nhau Như Thế Nào?
  2. Quản Lý Nhân Viên Quán Cafe Thế Nào Cho Tốt?
  3. 3 Đặc Điểm Bắt Buộc Bạn Phải Có Để Bắt Đầu Kinh Doanh
  4. Làm Cách Nào Để Quản Lý Cửa Hàng Hiệu Quả?
  5. 5 Mẹo Để Bạn Và Doanh Nghiệp Trở Lại Kinh Doanh Sau Đại Dịch
  6. Nếu Cần, Đặt Lại Tên Doanh Nghiệp
  7. Hậu Dịch Corona, “Ngày Tận Thế” Lần Thứ Hai Đối Với Ngành Bán Lẻ Có Thể Được Kích Hoạt
  8. Bạn Là Người Làm Việc Năng Suất Hay Chỉ Là Người Bận Rộn?
  9. Vai Trò Nhân Sự Trong Việc Thúc Đẩy Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
  10. 10 Lời Khuyên Khởi Nghiệp Từ Mike Kappel - Nhà Sáng Lập Công Ty Phần Mềm Patriot