Cập Nhật Tình Hình Doanh Nghiệp Ngành Bán Lé Tháng 10 (Phần 1)

Chào tháng 10, NhanvienBanhang xin gửi đến bạn đọc bản tin nóng cập nhật tình hình thị trường bán lẻ Thế Giới và Việt Nam.

Burger King Chơi Trội, Trả Lời Những Khách Hàng Phàn Nàn Về Đối Thủ Rồi Tặng Phiếu Giảm Giá

Để nổi bật giữa đám đông với rất nhiều đối thủ có điểm chung, mỗi thương hiệu luôn cần các chiến dịch tiếp thị đầy sáng tạo, khác biệt và hấp dẫn, đặc biệt là trên mạng xã hội. Nhu cầu tạo khác biệt luôn tồn tại với ngay cả với những thương hiệu lớn nhất.

Và chiến thuật tiếp thị mới nhất của Burger King chính là ví dụ điển hình. Nhắm mục tiêu tới người dùng Facebook đang phàn nàn về McDonald's.

Adweek đưa tin, công ty quảng cáo Uncle Grey đã tung ra một chiến dịch quảng cáo mới trên mạng xã hội Facebook cho Burger King Đan Mạch. Họ đã táo bạo nhắm thẳng vào đối thủ lớn nhất là McDonald's.

Thay vì đáp trả những câu slogan của McDonald như cách Coca Cola và Pepsi hay Apple và Samsung đang thực hiện, họ khôn khéo tập trung vào những khách hàng bất mãn đang phàn nàn và bình luận trên trang Facebook của McDonald.

Các nhân viên truyền thông của Burger King đọc và phản hồi các khiếu nại về McDonald's và dịch vụ của họ. Tất cả các câu trả lời được đánh giá là "vui nhộn" nhưng quan trọng hơn là những mã coupon để nhận bánh burger miễn phí.

Một khách hàng của McDonald's lên tiếng phàn nàn về việc phải đợi hai tiếng đồng hồ tại một cửa hàng McDrive và Burger King đã trả lời: "Chà, mọi người đều có thể gặp phải một ngày chậm chạp với đồ ăn nhanh. Đây là một chiếc burger nhanh cho anh".

Daniel Schröder, giám đốc tiếp thị của Burger King Thụy Điển và Đan Mạch phát biểu: "Dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng trong toàn bộ trải nghiệm dành cho các thực khách và chúng tôi đã không làm tốt công việc chăm sóc khách hàng trực tuyến".

Ông chia sẻ thêm: "Khi giải quyết vấn đề này, chúng tôi nhận ra rằng nhiều người yêu thích bánh mì kẹp thịt rất đáng được quan tâm và chăm sóc. Chúng tôi đã làm những gì có thể để giúp đỡ, hy vọng tình yêu với bánh burger kẹp thịt có thể giúp tình hình kinh doanh khởi sắc sau mùa dịch".

Chúng ta có thể biết hiệu quả của chiến dịch trong thời gian tới và liệu Burger King có mở rộng hình thức quảng cáo tương tự ra nhiều khu vực khác trên thế giới hay không. Tập đoàn cũng cam kết sẽ trả lời tất cả các thắc mắc trên Facebook trong vòng 48 giờ nhằm ngăn McDonald's sao chép ý tưởng độc đáo trong thời gian ngắn.

Gucci Phá Qui Tắc, Hợp Tác Với 'Chợ Trời' Để Đối Phó Hàng Nhái

Trước đây, các thương hiệu lớn và có uy tín rất ngại tham gia vào thị trường bán đồ đã qua sử dụng gắn nhãn của chính họ bởi nhiều nguyên nhân chính đáng.

Bán lại các sản phẩm cũ với giá thấp hơn nhiều sẽ làm giảm tính độc quyền và định vị cao cấp của thương hiệu, đồng thời việc đó còn có khả năng làm giảm doanh số bán các sản phẩm mới - mạch máu chính nuôi doanh nghiệp.

Do vậy, các chợ đồ cũ trực tuyến mọc lên như nấm sau mưa. Những doanh nghiệp nổi bật như Thredup và The Real Real đã hoàn toàn cách mạng hóa một ngành công nghiệp tiểu thương địa phương truyến thống vốn chỉ gồm các cửa hàng nhỏ lẻ nay tiếp cận tới người mua trên toàn thế giới.

Ảnh hưởng của trào lưu này đến nền kinh tế và thói quen tiêu dùng của giới trẻ vô cùng rõ rệt. Những người tiêu dùng trẻ tuổi, những người không thể mua được sản phẩm mới giá cao và không cảm thấy tự ti về việc mua hay sử dụng đồ cũ đổ xô tới các trang bán hàng cũ trực tuyến, thúc đẩy ngành phát triển vượt bậc.

Không dừng lại ở các gian hàng trực tuyến, vào thời điểm trước đại dịch, Macy's M, Nordstrom và nhiều nhà bán lẻ khác đã mở những khu trưng bày hàng cũ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Những khách hàng quan tâm đến lối sống xanh cũng cảm thấy vui vẻ hơn khi ý thức rằng việc mua đồ cũ sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Tuy nhiên, thị trường đồ cũ có một lỗ hổng rất lớn, đặc biệt là với các phụ kiện có lợi nhuận cao như túi xách. Giá bán hàng đã qua sử dụng cũng rất cao đối với phân khúc hàng hiệu xa xỉ nên tội phạm sản xuất và tiêu thụ hàng giả không bỏ qua cơ hội trà trộn vào hệ thống.

Trước đó, một blogger nổi tiếng từng đăng tải bài viết trên trang cá nhân kể lại trải nghiệm mua một chiếc túi Christian Dior giả trên The Real Real với giá 3600 USD. Lợi nhuận khổng lồ trở thành động cơ cho những đối tượng làm hàng giả ngày càng sản xuất và chào bán nhiều hơn.

Đặc biệt, với trình độ làm giả ngày càng tinh vi, rất ít người mua hàng đủ chuyên môn để nhận biết và tránh hàng giả. Blogger nổi tiếng Kestenbaum kể rằng chiếc túi giả anh từng mua trên The Real Real thậm chí có đủ hóa đơn và phụ kiện của hãng.

Giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất cho vấn đề hàng giả là để các chủ thương hiệu vào cuộc. Họ là những người nắm nhiều kiến thức nhất về những chi tiết phức tạp của hàng thật và có đủ quyền lợi pháp lí để chống lại hàng giả. Khi các thương hiệu tham gia vào thị trường bán lại, họ có khả năng giải quyết vấn đề này triệt để.

Gucci không phải là thương hiệu đầu tiên hợp tác với The Real Real. Burberry và Stella McCartney đã bắt tay với chợ đồ cũ trực tuyến này cách đây vài năm nhưng trọng tâm của những mối quan hệ đối tác này đáng tiếc không phải là ngăn chặn hàng giả, hay ít nhất là những thông cáo chính thức cũng không nhắc đến.

Theo đại diện của các bên, đây là quan hệ đối tác tiếp thị nhằm khuyến khích người tiêu dùng kí gửi các sản phẩm đã qua sử dụng của họ cho The Real Real và thu hút người mua ở đó.

Nhưng có một tác động không thể tránh khỏi là nếu hàng giả vẫn được rao bán trực tuyến công khai như hiện nay, các thương hiệu không thể đứng yên khi sản phẩm và cả uy tín của hãng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ sẽ phải hành động để duy trì tính toàn vẹn của cả lợi nhuận và thương hiệu.

Đến nay, Gucci chưa đưa ra bình luận chính thức nào về lần hợp tác này. Bởi Gucci là một trong những thương hiệu quan trọng và uy tín hàng đầu, đây có thể là khởi đầu cho một trào lưu mới, thu hút các thương hiệu khác cùng tham gia.

Cuối cùng, khi thị trường hàng đã qua sử dụng được kiểm soát chặt chẽ bởi những thương hiệu lớn, họ sẽ không thể bỏ qua vấn đề hàng giả và phải tìm cách hỗ trợ những chợ bán lại trực tuyến trong việc nhận biết nguồn gốc hàng hóa.

Về lâu dài, tính toàn vẹn của thị trường là giá trị cơ bản của doanh nghiệp và cả ngành công nghiệp bán lại. Nếu không có yếu tố này, doanh nghiệp không thể tồn tại. Khi các thương hiệu lớn gặp phải cản trở trực tiếp về lợi nhuận, họ sẽ hành động.

Hãng Đồ Lót Danh Tiếng Thế Giới Với Lịch Sử 144 Năm Jockey Bất Ngờ Ra Mắt Giày Thể Thao

Sở dĩ, thị trường mới nổi Việt Nam được Jockey chọn là nơi đầu tiên ra mắt sản phẩm mới, bởi Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 tốt nhất nhì thế giới. Với mức giá từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng cùng uy tín thương hiệu, liệu sneaker của Jockey có thể trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường trung cấp có Biti’s, Nike, Adidas?

Do đặc thù ngành hàng – chuyên về đồ lót, đồ tập thể thao và đồ casual mặc ở nhà, nên Jockey có lẽ một trong những ông lớn thời trang hiếm hoi ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của Covid-19 lên Jockey theo cách mà ít ai ngờ được: doanh nghiệp này không thể rầm rộ ra mắt sản phẩm mới là giày thể thao, mà chỉ mở bán duy nhất ở thị trường Việt Nam.

Đáng lẽ, với việc trong suốt 144 năm tồn tại và phát triển, họ lần đầu tiên ra mắt một sản phẩm ngoài áo quần, Jockey phải giới thiệu rầm rộ; nhưng do Covid-19 khiến các thị trường trọng điểm của họ như Bắc Mỹ, Châu Âu… đang gần như tê liệt, làm họ không thể thực hiện điều đó. Việt Nam là một trong những thị trường hiếm hoi đạt đủ các yêu cầu về an toàn và tiềm năng, để Jockey có thể chính thức ra mắt sản phẩm.

Có thể nói, nếu không có dịch Covid-19 hoặc có dịch và chúng ta không kiểm soát tốt dịch như nhiều nước khác, nhiều khả năng hãng thời trang giá rẻ này sẽ không chọn Việt Nam để ra mắt sản phẩm giày sneaker đầu tiên.

Việt Nam đang là thị trường đầu tiên trên thế giới mở bán giày sneaker của Jockey

Cách đây vài hôm, Sơn Kim Retail – đơn vị nhận quyền của Jockey tại Việt Nam đã chính thức mở bán giày sneaker của thương hiệu này, với giá pre-order khá ‘hạt dẻ’: 799.000 đồng/1 đôi và gần 1.499.000 đồng/2 đôi. Trên website của Jockey Việt Nam, giá bán nguyên bản các đôi giày của Jockey từ 800.000 đến 1.200.000 đồng/đôi.

Chui Nhà Thuc Ln Nht Vit Nam Pharmacity L Gn 200 T Đồng Sau Na Năm 2020

Công ty cổ phần dược phẩm Pharmacity vừa công bố tình hình tài chính 6 tháng năm 2020. Theo đó, vốn chủ sở hữu của Pharmacity hiện ở mức 408 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với mức 163 tỷ đồng hồi cuối năm 2019. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,3. Pharmacity cho biết, công ty tiếp tục báo lỗ 194 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng. Trước đó, Pharmacity lỗ 122 tỷ đồng sau nửa năm 2019 và báo lỗ cả năm 265 tỷ đồng.

Pharmacity được thành lập vào tháng 11 năm 2011, là chuỗi bán lẻ các sản phẩm thuốc Đông – Tây y, chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm chức năng. Sản phẩm bán tại hệ thống Pharmacity được mua trực tiếp từ các nhà sản xuất và nhà phân phối chính hãng, thay vì mua qua các đầu mối bán sỉ hoặc một bên thứ ba.

Hồi tháng 5/2019, Pharmacity được Mekong Capital rót vốn và đến tháng 2/2020 vừa qua tiếp tục gọi vốn thành công 32 triệu USD, tương đương khoảng 730 tỷ đồng. Với nguồn vốn mới, Pharmacity đặt mục tiêu 1.000 cửa hàng vào năm 2021. Thời điểm hiện tại, Pharmacity có 469 cửa hàng trên toàn quốc.

Năm 2020, doanh thu của Pharmacity dự kiến đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 230% so với năm 2019.

H&M Sẽ Đóng 250 Cửa Hàng Vào Năm Tới

H&M sẽ dừng hoạt động của 250 cửa hàng vào năm tới do ảnh hưởng của đại dịch khiến ngày càng nhiều người lựa chọn mua sắm trực tuyến.

"Ngày càng nhiều khách hàng bắt đầu mua sắm trực tuyến trong thời gian đại dịch", H&M cho biết trong một tuyên bố hôm 1/10. H&M hiện có 5.000 cửa hàng trên toàn thế giới, hãng lên kế hoạch đóng cửa 250 cửa hàng trong năm tới, chiếm 5% tổng số cửa hàng của họ.

Khi Covid-19 bùng phát toàn cầu, hãng bán lẻ thời trang nhanh này buộc phải tạm đóng cửa khoảng 80% tổng số cửa hàng. Hiện hầu hết các cửa hàng của H&M đã mở cửa trở lại nhưng số lượng khách mua trực tiếp giảm, chủ yếu chuyển sang hình thức mua online để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.

Nhà bán lẻ Thụy Điển cho biết doanh số bán hàng quý III, từ tháng 6 đến tháng 8, đã phục hồi do các cửa hàng mở cửa và sự tăng trưởng "mạnh mẽ của hình thức mua sắm trực tuyến". Tuy nhiên, doanh số tháng 9 giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

"Mặc dù những thách thức còn lâu mới kết thúc, nhưng chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đang ở phía sau và chúng tôi có đủ khả năng để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn", Giám đốc điều hành Helena Helmersson cho biết.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến, vốn đã phá vỡ ngành bán lẻ và phá hủy các chuỗi bán lẻ trước khi đại dịch xảy ra. Hồi đầu năm, đối thủ của H&M là Inditex (chủ sở hữu Zara) cho biết có kế hoạch đóng cửa 1.200 cửa hàng trong năm nay và năm sau.

H&M và Inditex không phải là những nhà bán lẻ thời trang duy nhất gặp khó khăn trong đại dịch. American Eagle Outfitter và GameStop gần đây cũng đã công bố kế hoạch đóng cửa hàng trăm cửa hàng vì sự gia tăng của mua sắm trực tuyến. Xu hướng này cũng là một trong những nguyên nhân khiến hãng thời trang Forever 21 phá sản do doanh số bán hàng giảm, trong khi giá thuê mặt bằng đắt đỏ.

Nguồn: NhanvienBanhang tổng hợp

 

Các tin khác

  1. Cách Nhà Kim Hoàn Trung Quốc Biến Nhân Viên Thành Kols Phát Trực Tiếp
  2. Cập Nhật Tình Hình Các Doanh Nghiệp Ngành Bán Lẻ Tháng 9 (Phần 4)
  3. Cách Nestlé Khám Phá Insights Về Người Tiêu Dùng Số Với Social Listening
  4. Sự Bùng Phát Của Virus Covid-19 Sẽ Đẩy Nhanh Quá Trình Định Hình Lại Xu Hướng Bán Lẻ Toàn Cầu
  5. Cuộc Chiến Chuỗi Cafe: Phúc Long, Starbucks Tăng Tốc, The Coffee House Đột Ngột Lỗ Lớn, Trung Nguyên Đều Đặn Lỗ
  6. Các Chuỗi Thức Ăn “Nhanh” Nhưng Lại Rơi Vào Lane Đường “Chậm”
  7. Cập Nhật Tình Hình Các Doanh Nghiệp Ngành Bán Lẻ Tháng 9 (Phần 3)
  8. Người Mua Sắm Trực Tuyến Châu Á Đang Truy Cập Nhiều Trang Hơn Trước Khi Mua
  9. Quan Điểm Quản Trị Nhân Sự Của Sếp Giỏi
  10. Dự Đoán Xu Hướng Mới Của Thị Trường Lao Động Hậu Đại Dịch COVID-19