Cập Nhật Tình Hình Thị Trường Bán Lẻ Tháng 1, 2021 (Phần 2)

Chào tháng 1, NhanvienBanhang xin gửi đến bạn đọc bản tin nóng cập nhật tình hình thị trường bán lẻ Thế Giới và Việt Nam dịp đầu năm 2021 từ các thương hiệu đình đám.

25 CỬA HÀNG CỦA PIZZA 4P’S ĐỀU ĐƯỢC QUẢN LÝ BỞI CÔNG NGHỆ 100% “NHÀ LÀM”

Đằng sau dịch vụ cao cấp của Pizza 4P’s là sự “nâng đỡ” của cả  một hệ thống công nghệ được xây dựng và vận hành bởi đội ngũ nhân sự của công ty mà không cần thuê ngoài.

Thương hiệu này đã từ bỏ “tôn chỉ” chỉ phục vụ tại nhà hàng suốt 9 năm qua của mình để triển khai kênh bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà. Tuy nhiên, thay vì chuyển đổi lên các ứng dụng như Grab, Gojek hay Now, Pizza 4P's xây dựng kênh bán hàng qua website riêng và thậm chí còn phát triển một loại pin trong hộp giữ nhiệt để giữ món ăn trong tình trạng hoàn hảo nhất. Đồng thời, đây cũng là cách giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ghi nhận những phản hồi qua các điểm chạm và cải tiến quy trình vận hành.

Không chỉ việc nhận đơn, giao hàng mà tất cả các quy trình khác tại 25 cửa hàng của Pizza 4P’s đều được quản lý bởi công nghệ 100% “nhà làm” như hóa đơn điện tử, xây dựng các hệ thống phản hồi với khách hàng và đối tác, nhân viên.

Chỉ sau 8 tháng tự phát triển hệ thống đặt hàng trên website và giao hàng tận nhà, kênh bán hàng này đã giúp Pizza 4P’s đã thu về 30 tỷ đồng, giao hơn 60.000 đơn hàng và tăng trưởng hằng tháng. Đồng thời, website của thương hiệu này còn lọt top 10 thương mại điện tử của Việt Nam, bên cạnh nhưng tên tuổi lớn như Tiki, Lazada, Shopee,...

Gần đây, Pizza 4P’s cũng tự phát triển hệ thống hóa đơn điện tử và đã xuất hơn 17.000 hóa đơn đỏ chỉ trong 2 tháng.

 

DÙ NỖ LỰC TĂNG QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MÃI, DOANH THU SABECO GIẢM MẠNH TRONG NĂM COVID

Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2020. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ vừa qua đạt gần 7.900 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Sabeco cho biết, doanh thu của công ty đang dần phục hồi từ đại dịch Covid-19, nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ do tác động của bão và lũ lụt.

Tuy doanh thu giảm, nhưng lợi nhuận Sabeco lại tăng. Lãi trước thuế là 1.872 tỷ đồng và lãi sau thuế là 1.534 tỷ đồng, tăng 31% và 41% so với cùng kỳ năm trước. Theo Sabeco, lợi nhuận tăng nhờ công ty kiểm soát chặt chẽ chi phí. Trong quý 4 vừa qua, chi phí bán hàng của Sabeco giảm 17% và chi phí quản lý giảm tới 73%.

Lũy kế năm 2020, doanh thu thuần Sabeco đạt gần 28.000 tỷ đồng, giảm 26% so với 2019. Lợi nhuận cũng giảm 8%, xuống 4.936 tỷ đồng. Trong năm qua, tiêu thụ bia rượu chịu tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó là nghị định 100, cũng như tình hình mưa bão lũ lụt kéo dài.

Mặc dù tiêu thụ bia rượu bị ảnh hưởng, nhưng Sabeco vẫn tăng tiền chi cho quảng cáo và khuyến mãi, lên 1.563 tỷ đồng, so với mức 1.479 tỷ đồng năm 2019.

Kênh phân phối mua về nhà (off-premise) dần trở nên quan trọng hơn trong và sau thời dịch. Do đó, các công ty bia đã bắt đầu tập trung hơn vào kênh off-premise và kênh thương mại hiện đại. Sabeco cho biết công ty sẽ tiến xa hơn vào kênh thương mại hiện đại. 

 

WEE DIGITAL HỢP TÁC CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI GS25 TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ THANH TOÁN BẰNG KHUÔN MẶT FACEPAY 

"Thanh toán bằng tiền mặt luôn vô cùng rắc rối, nhất là ở khâu vận hành và tính an toàn cũng như rất khó để mang đến những trải nghiệm khách hàng khác biệt. Dù hiện tại, nhiều người Việt vẫn chủ yếu thích thanh toán bằng tiền mặt, nhưng soi vào các con số mà GS25 thu thập được, rõ ràng thanh toán bằng tiền mặt đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Trước đây, chỉ có 10% doanh thu của GS25 là không dùng tiền mặt, nhưng nay đã tăng lên 30%.

Tuy nhiên, mảng thanh toán không tiền mặt cũng có các vấn đề của nó, ví dụ: GS25 Việt Nam hiện đang hợp tác với khoảng 22 dịch vụ thanh toán, tức chúng tôi cũng phải dành rất nhiều thời gian và nguồn lực để tích hợp với các hệ thống thanh toán", ông Mai Thụy Nhân – CEO của chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 chia sẻ trong buổi lễ ký kết hợp tác cùng Wee Digital, bắt đầu thử triển khai dịch vụ thanh toán bằng khuôn mặt FacePay trên toàn hệ thống tại Việt Nam.

Các bước thực hiện khá đơn giản: người dùng sẽ dùng app để chụp ảnh người dùng và lưu lại.

Sau khi chọn hàng và nhân viên cửa hàng quét giá xong, người cùng chỉ cần để một máy tính bảng nhỏ quét nhận diện khuôn mặt người dùng và xác thực bằng password tài khoản là hoàn tất thanh toán. Tất nhiên, trước đó app FacePay của bạn phải tích hợp với một tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử nào đó. GS25 Việt Nam sẽ là chuỗi bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công cụ thanh toán bằng khuôn mặt, nếu họ chính thức triển khai FacePay trên toàn chuỗi vào đầu năm 2021 như dự định.

Qua sự hợp tác cùng Wee Digital – FacePay và NAPAS, GS25 Việt Nam mong muốn việc thanh toán qua online sẽ giúp người dùng cảm thấy an toàn, tiện lợi, nhanh hơn và thú vị hơn. Ông Mai Thụy Nhân cũng cho rằng, chính fintech và ngân hàng sẽ giúp ngành bán lẻ chuyển đổi một cách toàn diện để trở nên mới mẻ và tốt hơn.

 

KROGER ĐANG THỬ NGHIỆM MỘT CHIẾC GIỎ HÀNG THÔNG MINH MỚI CHO PHÉP NGƯỜI MUA HÀNG BỎ QUA BƯỚC THANH TOÁN

Kroger đang thử nghiệm với một chiếc xe đẩy hàng tạp hóa công nghệ cao cho phép người mua sắm quét các mặt hàng khi họ đi và rời khỏi cửa hàng mà không phải đợi xếp hàng thanh toán trong nỗ lực mới nhất của mình nhằm mang lại nhiều tự động hóa hơn cho các cửa hàng của mình.

Chuỗi siêu thị lớn nhất quốc gia này đã giới thiệu dòng xe đẩy hàng “KroGo”, được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thành phố New York và người được vinh danh Forbes 30 Under 30 có tên Caper, tại một trong những cửa hàng của nó ở Cincinnati. Những người mua sắm chọn sử dụng giỏ hàng được giảm giá 5% cho các mặt hàng mang nhãn hiệu Kroger.

Các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi đang bắt đầu thử nghiệm nhiều hơn với công nghệ thanh toán tự động, hứa hẹn sẽ giúp đưa nhiều người mua sắm qua cửa hàng một cách nhanh chóng, cắt giảm chi phí trộm cắp, nhân công và cải thiện quản lý hàng tồn kho. Amazon đã tạo tiền đề với công nghệ ‘Just Walk Out’, công nghệ này tận dụng camera trần và trí tuệ nhân tạo để tự động phát hiện các mặt hàng mà người mua hàng chọn và cho vào giỏ hàng của họ. Nó đã được triển khai tại 25 địa điểm Amazon Go và cũng được cấp phép cho các nhà bán lẻ. Một loạt các công ty khởi nghiệp như Grabango, Standard Cognition và Zippin đang gấp rút cung cấp công nghệ tương tự cho các nhà bán lẻ.

Trong bảng chỉ dẫn ở phía trước cửa hàng, mô tả những chiếc xe đẩy mang lại trải nghiệm thanh toán nhanh hơn và hạn chế tiếp xúc với nhân viên cửa hàng, hấp dẫn nhiều người mua sắm trong thời kỳ đại dịch. Những người sáng lập của Caper cho biết, tùy thuộc vào cách thức hoạt động của phi công, các xe có thể được mở rộng đến nhiều hơn trong số 2.750 địa điểm của Kroger. Người phát ngôn của Kroger đã không đưa ra yêu cầu bình luận.

Với giỏ hàng thông minh, người mua hàng nhận giỏ hàng và có tùy chọn quét thẻ khách hàng thân thiết của họ. Sau đó, họ quét từng món trước khi cho vào giỏ hàng. Có một khu cho sản phẩm tươi sống và các mặt hàng khác được trả theo trọng lượng. Màn hình trên giỏ hàng sẽ gợi ý các mặt hàng khi họ đi, thông báo cho người mua hàng các mặt hàng đề xuất khác nhau, chẳng hạn như một lọ nước sốt mì Ý ở lối đi tiếp theo nếu người mua hàng vừa chọn mì ống. Khi hoàn tất, người mua hàng thanh toán trực tiếp trên giỏ hàng và được bật đèn xanh cho họ biết họ có thể rời khỏi cửa hàng.

Amazon gần đây đã ra mắt phiên bản giỏ hàng thông minh của riêng mình, được gọi là Dash Cart, nó đã triển khai tại tám cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh của mình. Giỏ hàng sử dụng cảm biến và thuật toán thị giác máy tính để tự động xác định các mặt hàng được đặt trong giỏ hàng. Người mua hàng thoát ra qua một làn đường đặc biệt, xác định giỏ hàng và lập hóa đơn cho người mua hàng trên thẻ tín dụng được liên kết với tài khoản Amazon của họ.

Công nghệ của Caper vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, công ty cho biết vào cuối năm nay, máy ảnh và công nghệ trong giỏ hàng của họ sẽ có khả năng xác định các mặt hàng khi chúng được đặt trong giỏ hàng mà không cần người mua hàng phải quét từng mặt hàng riêng lẻ.

 

UNIQLO VẪN MỞ CỬA HÀNG TRUYỀN THỐNG, VẪN CHƯA CÓ TÍN HIỆU BÁN ONLINE TẠI VIỆT NAM

Cửa hàng thứ 4 đặt tại Vạn Hạnh Mall vẫn là một cửa hàng dạng flagship (cửa hàng dẫn đầu) với quy mô lên tới 2.000 mét vuông và sẽ cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm hiện có cùng các bộ sưu tập mới nhất. Thời gian mở cửa chính xác vẫn chưa được tiết lộ, chỉ dự kiến trong khoảng “Xuân Hè 2021”.

Chia sẻ trong thông cáo báo chí phát đi, ông Osamu Ikezoe, Tổng giám đốc Uniqlo Việt Nam cho biết, cửa hàng ở Vạn Hạnh hướng đến phục vụ những người dân sống ở khu vực phía Tây thành phố.

Tính đến thời điểm này, thương hiệu thời trang Nhật Bản của tỷ phú Tadashi Yanai đã có 6 cửa hàng tại Việt Nam, trong đó có 3 tại TPHCM và 3 tại Hà Nội. Sau hơn một năm gia nhập thị trường, nhà bán lẻ này vẫn theo đuổi chiến lược mở các cửa hàng truyền thống với diện tích lớn, nằm ở các vị trí đắc địa. 

Trong khi đó, việc bán hàng qua kênh trực tuyến vẫn chưa được thực hiện và cũng chưa được tiết lộ. Hiện tại, website của Uniqlo Việt Nam chỉ mới đăng tải thông tin về sản phẩm (màu sắc, giá cả) và không có chức năng mua hàng.

Nguồn: NhanvienBanhang tổng hợp

 

Các tin khác

  1. Tại Sao Bán Lẻ Thời Trang Sẽ Phục Hồi Chậm
  2. Năm Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Sẽ Thay Đổi Ngành Bán Lẻ Vào Năm 2021
  3. Tiết Lộ Của Người Thành Đạt
  4. Quy Tắc 20/20/20 Cho Một Buổi Sáng Năng Suất
  5. Cập Nhật Tình Hình Thị Trường Bán Lẻ Tháng 1, 2021 (Phần 2)
  6. 10 Xu Hướng Công Nghệ Định Hướng Năm 2021
  7. Phê Bình Để Có Kết Quả Tốt Nhất
  8. Cập Nhật Tình Hình Thị Trường Bán Lẻ Tháng 1, 2021 (Phần 1)
  9. 5 Xu Hướng Bạn Cần Biết Trong Ngành Bán Lẻ Châu Á Năm 2020
  10. Kỹ Năng Của Người Lao Động Kỹ Năng Kém Ảnh Hưởng Tiêu Cực Đến Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ