Cầu toàn có thể gọi là con dao 2 lưỡi trong công việc: có thể tạo ra các kiệt tác trong sự nghiệp của bạn, nhưng cầu toàn cũng tạo áp lực khiến hiệu suất của bạn giảm sút. Vậy lời khuyên dành cho người cầu toàn là gì, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều ngành nghề phải đối mặt với đại dịch Covid-19 như hiện tại.
Steve Jobs - người được đánh giá có tầm nhìn mang tính chất cách mạng cho nền công nghệ thế giới. Ngược lại, ông cũng bị đánh giá là người cầu toàn đến tàn nhẫn. Vậy bản tính này sẽ đem lại gì cho chúng ta?
Trong cuộc phỏng vấn tại báo Atlantic, nhà báo Rebecca Greenfield từng mô tả Steve Jobs là người có tham vọng sáng tạo vô cùng to lớn, nhưng để đạt đến đỉnh cao cho cái đẹp và sự hoàn hảo ông sẵn sàng làm tổn thương cả bản thân và những người xung quanh. “Khi chính sự hoàn hảo chính là căn bệnh bám lấy Jobs dai dẳng” và “nó khiến ông tạo ra những sản phẩm Apple mà chúng ta trân trọng nhưng kèm theo những quyết định vô cùng bất hợp lý”.
Rất nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã quen với những áp lực liên tục đòi hỏi sự hoàn hảo và không chấp nhận sự tầm thường trong công việc cũng như đời sống. Nhưng đối với những sếp thì đối với họ việc hạ thấp tiêu chuẩn không khác mấy với việc bỏ cuộc.
Có thể chúng ta không đòi hỏi sự hoàn hảo đến cực đoan như Steve Jobs, nhưng những áp lực vô hình chúng ta tự xây dựng nên đã lặng lẽ làm giảm hiệu suất công việc của chúng ta lại theo nhiều cách khác nhau.
Cầu toàn đã phá hủy bản thân như thế nào?
Khi toàn bộ thời gian chúng ta chỉ tập trung nhìn vào những lỗi lầm thì thật khó để công việc chạy một cách trơn tru. Đặc biệt trong giới kinh doanh, biểu hiện của “năng suất chậm chạp” thể hiện rõ nét bằng hậu quả là việc chậm deadline, lùi lịch.
Theo Harvard Business Review phân tích, thì cầu toàn chính là con dao 2 lưỡi cho chính người có bản tính này. Một mặt, bản thân chúng ta có ý thức cố gắng để đạt kết quả tốt hơn và nâng tầm bản thân hơn. Ngược lại, trong quá trình nỗ lực thì chính là hàng loạt những những nỗi lo lắng và yếu tố gây tác động tiêu cực lên tâm lý.
Đặc biệt đối với những người nắm vị trí quan trọng trong công ty, khi bản thân họ đã yêu cầu đòi hỏi cao kèm với áp lực của sự kì vọng từ những người xung quanh đặt lên vai họ. Cái giá phải trả đôi khi chính là sức khỏe, những mối quan hệ thân thiết và niềm hạnh phúc của cá nhân họ. Nhiều khi chính bản thân những người cầu toàn đẩy bản thân họ vào tình trạng kiệt quệ và mắc kẹt giữa hàng loạt những lỗi lầm cần được hoàn thiện và nâng tâm sản phẩm/cuộc sống/con người lên một tầm cao mới.
Chủ nghĩa cầu toàn xuất phát điểm từ sự phấn đấu nhưng chúng ta có thể dễ dàng tự tay phá hủy thành công bởi chính thái độ đòi hỏi những sự hoàn hảo không cần thiết. Sự không cần thiết này được thể hiện qua những hành động như nghĩ quá lên, đổi hướng, liên tục soi xét lại những quyết định trước đây.
Và cuối cùng, cái giá để đổi cho sự hoàn hảo ở đây có đáng hay không. Đặc biệt, khi làm việc theo nhóm. Liệu để đem đến sự hoàn hảo cho một sản phẩm có đáng để đánh đổi con đường phát triển lâu dài của cả đội hình hay không.
Linh hoạt - Lối giải thoát tâm lý cho những người cầu toàn
Chúng ta dễ dàng mắc vào cái bẫy của sự cứng nhắc - là khi chúng ta quá tập trung vào một kết quả duy nhất mà quên mất mọi thứ xung quanh. Theo đuổi hoàn hảo một cách cố chấp có thể khiến chúng ta tự tạo ra ảo tưởng về sự tiến bộ, nhưng kết quả chúng ta nhận được chính là những thái độ đánh bại bản thân.
Một cuộc sống cân bằng cho người cầu toàn đòi hỏi rất lớn sự linh hoạt trong suy nghĩ và lối sống. Nguyên nhân cho bản tính cầu toàn này chính là cảm giác thiếu an toàn của chính người sở hữu tính cách này, vì vậy họ khiến những người xung quanh và chính sản phẩm của mình buộc phải hoàn hảo - để không ai có thể chạm đến cảm giác thiếu an toàn của họ.
Điều cần thiết ở đây để giải thoát bản thân họ ra khỏi “phòng giam” của sự hoàn hảo là khi họ tự nhận thức được chính bản tính này cản họ đến với những cơ hội tốt hơn và sẵn sản thay đổi bản thân:
Đừng nhầm lẫn giữa việc “nhai đi nhại lại một vấn đề” với “giải quyết vấn đề”
Quá cắm đầu vào giả quyết một lỗi nhỏ trong cả bức tranh lớn không thực sự là một giải pháp sáng suốt. Con người thường có xu hướng dễ bị kẹt lại bởi một vấn đề nhỏ trong quá trình làm việc. Không những vậy, có thể não bạn sẽ buộc bạn tiếp tục duy trì lo lắng bởi những lỗi lầm trong quá khứ một cách không cần thiết. Trong trường hợp này, hãy thực hiện những hoạt động mới lạ để phá vỡ chu kì này như nghe podcast, nghỉ ngơi ngắn… Khi bạn dành thời gian cho những công việc ngắn hạn đôi khi là cách hiệu quả để dừng bản thân quá tập trung các suy nghĩ tiêu cực vào một chi tiết nhỏ.
Tập trung vào quá trình thay vì kết quả
Những người cầu toàn thường có xu hường chần chừ trong làm việc vì họ lo sợ kết quả không tốt, bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị bản thân của họ. Những người cầu toàn thường cảm thấy bản thân có giá trị hơn những người khác bởi vì kết quả vượt bậc họ đem lại. Nhưng điều này cũng dẫn đến các lần làm việc tiếp theo họ lại đòi hỏi nhiều hơn nữa và né tránh những công việc mới vì sợ thất bại.
Hãy nhớ rằng quá trình đạt được cũng đáng được trân trọng và tập trung vào suy nghĩ tích cực sẽ giúp bản thân duy trì được hiệu suất công việc dài lâu hơn.
Trân trọng những thất bại
Rào cản của việc sợ thất bại chính là nguyên nhân chính ngăn cản đến với những thành công tiếp theo. Khi dám đối mặt với thất bại, là lúc chúng ta học cách chấp nhận bản thân và tận dụng chính những sai lầm trước đây để cải thiện. Theo nhà tâm lý học Brene Brown, sự hoàn hảo mà những người cầu toàn tạo ra và cách họ né tránh lỗi lầm chính là là cái khiên họ tự tạo ra để bảo vệ bản thân. Nhưng họ không nhận ra rằng chính sự bảo vệ này ngăn cản họ đến với thành công.