Bán lẻ là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng theo nhu cầu cá nhân của họ. Việt Nam thuộc top 30 quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Trong thị trường đầy tiềm năng này, những xu hướngbán lẻ nào sẽ trở nên thịnh hành nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn.
1. Bán lẻ đa kênh sẽ thành xu hướng
Bán lẻ đa kênh là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tích hợp nhiều kênh để tiếp cận tới các khách hàng của mình. Từ đó khơi dậy nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và thúc đẩy họ mua hàng. Các kênh mà các doanh nghiệp bán lẻ thường sử dụng hiện nay là: website, các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…), các sàn thương mại điện tử,…
Khi mà khoa học công nghệđang bùng nổ, khách hàng sẽ sử dụng nhiều kênh để mua sắm hơn thay vì chỉ mua sắm trên một kênh. Đồng thời khách hàng cũng ngày càng có mong muốn được trải nghiệm mua sắm hiện đại và thuận tiện hơn. Bán lẻ đa kênh sẽ giúp cho:
-
Khách hàng dễ dàng và thuận lợi hơn khi mua sắm
Hầu hết khách hàng đều sẽ tìm kiếm, kiểm tra và so sánh các mặt hàng trước khi quyết định xem có mua hàng hay không. Một doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh trên trang facebook, instagram, shopee, doanh nghiệp đó sẽ đồng nhất tất cả các kênh với nhau. Khi đó, khách hàng sẽ đồng thời thấy được thông tin về mặt hàng trên cả 3 kênh. Trong trường hợp khách hàng thấy được thông tin sản phẩm trên kênh facebook, khách hàng đã tìm hiểu và muốn đặt hàng. Tuy nhiên, khách hàng lại có thói quen đặt hàng trên shopee với những đơn hàng có giá trị cao để được miễn phí ship và đảm bảo vận chuyển hơn. Khi đó, họ có thể tìm gian hàng của doanh nghiệp trên shopee và đặt hàng một cách dễ dàng.
-
Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Không khó để lý giải vì sao việc bán hàng đa kênh lại giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu. Bán trên nhiều kênh, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Khi đó, sẽ tiếp cận với nhiều khách hàng với tần suất cao hơn, khiến khách hàng chú ý và quan tâm nhiều hơn.
Khi mà bán lẻ đa kênh đang dần trở thành xu hướng, các doanh nghiệp nên sử dụng thêm phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để hỗ trợ cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.
2. Xu hướng bán lẻ theo chuỗi
Theo kết quả điều tra khảo sát, việc kinh doanh theo chuỗi tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng 20 – 30% mỗi năm và giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều so với các đối thủ. Bán lẻ theo chuỗi sẽ giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp trở nên thân thiện và đáng tin cậy hơn với khách hàng. Bởi hầu hết khách hàng sẽ có suy nghĩ: cái gì có nhiều hệ thống thì sẽ tốt. Vì chỉ khi có sản phẩm tốt, làm ăn được, thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng thêm được nhiều cơ sở như thế. Ngoài ra. bán lẻ theo chuỗi giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn và bán được nhiều hàng hơn.
3. Bán lẻ tập trung và chú trọng vào khách hàng
Một triết lý quan trọng trong kinh doanh: “Khách hàng là thượng đế”. Dù bạn kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, trên thị trường nào thì điều này cũng luôn đúng. Hiểu được điều đó, các doanh nghiệp cũng đang ngày càng cố gắng để tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt, cảm tình tốt đối với doanh nghiệp của mình. Việc tập trung vào khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, sẽ khiến khách hàng mua hàng nhiều hơn và khả năng quay lại cửa hàng bán lẻ của bạn lớn hơn.
Các doanh nghiệp thường đưa ra những chiến lược quan hệ khách hàng như: tặng thẻ tích điểm cho khách hàng, miễn phí ship khi giao hàng cho khách, đưa ra các chương trình ưu đãi, quà tặng vào những ngày kỷ niệm như sinh nhật, noel, năm mới,…
Cố gắng làm hài lòng khách hàng chính là những gì mà các doanh nghiệp bán lẻ đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
4. Xu hướng bán lẻ thịnh hành: Các doanh nghiệp nội địa lên ngôi
Doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Các mô hình bán lẻ tại Việt Nam ngày càng được đầu tư và phát triển theo hướng hiện đại hơn và có cơ hội giành lại thị phần, bứt phá trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương: “Thị phần của các nhà bán lẻ nội (tính đến quý III/2018) chiếm đến 73%, trong khi chuỗi bán hàng ngoại chỉ 27%. Trong 4 thị trường chính của cả nước (bao gồm Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng), thị phần các nhà bán lẻ ngoại chỉ tăng khoảng 32% trong khi chuỗi bán lẻ nội đạt 68%.”
Cùng với đó, người tiêu dùng cũng đang ngày càng có cái nhìn thiện cảm hơn về các thương hiệu Việt, đó chính là động lực cho các nhà bán lẻ phát triển. Các doanh nghiệp nội địa nên nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ để nắm giữ được thị phần, lên ngôi trên sân nhà.
5. Robot sẽ dần trở thành nhóm nhân viên mới
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp bán lẻ. Amazon chính là một minh chứng rõ ràng cho điều đó. Amazon hiện đang sử dụng gần 100.000 rô bốt tại 26 nhà kho trên toàn thế giới. Việc sử dụng robot sẽ hỗ trợ các công việc như đi lấy hàng, giao hàng, mang sản phẩm đến cho khách hàng, lau dọn cửa hàng,… Nhờ đó mà tiết kiệm được thêm thời gian và nhân lực. Nhân viên có nhiều thời gian để tương tác trực tiếp với khách hàng hơn và thực hiện các công việc khác quan trọng hơn. Trong bán lẻ, sử dụng robot hỗ trợ cho con người cũng đang trở thành xu hướng.