Bạn Muốn Thành Công? Vậy Hãy Ngừng Suy Nghĩ Về Thất Bại!

Nếu bạn muốn thành công, tại sao bạn lại lãng phí thời gian để suy nghĩ về việc bạn sẽ thất bại như thế nào? Đó là một câu hỏi đơn giản đã thay đổi cách tôi tiếp cận kinh doanh và cuộc sống. Thất bại là một điều rất đáng sợ, nhưng điều mạnh mẽ hơn nữa là sợ thành công.

Khi tôi hỗ trợ khách hàng của mình về khả năng đạt được nhiều thứ hơn trong cuộc sống, tôi hỏi họ những gì đang diễn ra trong tâm trí họ ngăn cản họ theo đuổi sự thành công, dù là đó là một cơ hội hấp dẫn, email được gửi cho một nhà đầu tư tiềm năng hay thậm chí là đến phòng thể dục. Trong số những câu trả lời của họ thường là, “Chà, tôi không biết phải nói gì " hay là “Nếu cô ấy không thích những gì tôi sẽ nói?" Mọi người thường tự làm khó bản thân mình với câu hỏi “Nếu như”.

Tôi hiểu rồi, tất cả những kịch bản này đều có thể xảy ra, nhưng sự thật là chúng chưa xuất hiện. Tuy nhiên, sự không chắc chắn xung quanh những người khác, nếu điều đó làm mất đi lòng can đảm và sự tự tin của bạn để thực hiện bước đi đó. Dù bạn biết rằng nó có thể sẽ nâng cấp doanh nghiệp và cuộc sống của bạn.

Hãy để tôi giải thích tại sao điều này xảy ra và những gì bạn có thể làm về nó.

1. Thất bại được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi một cái chết cảm xúc

Bạn không muốn thất bại. Bạn cũng không muốn chết. Điều này nghe có vẻ cực đoan, nhưng bộ não và cảm xúc của bạn không thể nói lên sự khác biệt giữa hai điều này. Bạn không muốn phạm sai lầm, xấu hổ và tủi thân. Vì vậy, bạn làm mọi thứ có thể để tìm kiếm nhiều thông tin nhất và tạo ra các kịch bản đảm bảo những gì bạn đang cố gắng thực hiện là hầu như không thể thất bại.

Ở đây là những điều luôn xảy ra: Trong khi bạn siêng năng, bạn cũng thường tìm kiếm những lý do bạn không nên nắm lấy cơ hội này. Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng khoảnh khắc bạn bước vào một căn phòng, mở email hoặc thậm chí thức dậy, tâm trí của bạn sẽ tìm mọi lý do để biện minh vì sao bạn không nên tiếp cận và nói chuyện với ai đó mà bạn bị thu hút, trình bày dự án với nhà đầu tư hay hoành thành công việc tại phòng tập thể dục.

Tâm trí của bạn sẽ nói rằng:

  • “Phòng tập thể dục quá xa.” “Tôi phải thức dậy sớm.” “Tôi không thể dậy sớm như vậy.” “Tôi đã quá mệt mỏi.”
  • “Cô ấy đang nói chuyện với bạn bè và tôi không muốn làm phiền cô ấy.”
  • “Nhà đầu tư đó không muốn đưa tiền cho tôi đâu.”

Trong khi bạn đang chuẩn bị để tránh thất bại, tạo ra mọi thứ và trải qua tất cả các kịch bản bạn có thể nghĩ ra, bạn đang tiêu tốn năng lượng để chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra nếu bạn thành công.

2. Thất bại mô phỏng cảm thấy như thất bại thực sự

Bạn đặt tâm trí của mình qua mọi kịch bản mà thất bại có thể đến mức cảm thấy như thật. Bạn có thể mô phỏng những trải nghiệm này thường xuyên, cảm giác sẽ rất thật, mặc dù không có gì thực sự xảy ra. Sau một thời gian, tâm trí của bạn khiến bạn tin rằng bạn có tất cả những trải nghiệm này về sự thất bại, khi bạn chưa bao giờ thực sự trải nghiệm điều đó - chỉ là hàng ngàn mô phỏng về nó. Do đó, có cảm giác như bạn đang xây dựng kinh nghiệm xung quanh việc lập kế hoạch, tránh và điều hướng xung quanh thất bại.

Điều này dẫn đến tâm trí của bạn không có khái niệm về thành công cảm thấy như thế nào, làm thế nào để xử lý nó và làm thế nào bạn có thể phát triển nó. Nói cách khác, thành công là một ẩn số, nó rất đáng sợ - có thể đáng sợ hơn thất bại. Tâm trí của bạn không thể hiểu được thành công có thể như thế nào bởi vì bạn không bao giờ đặt tâm trí mình vào những tình huống đó.

3. Làm thế nào để tránh phá hoại sự thành công của bạn

Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đã dành tất cả thời gian và sức lực đó để tập trung vào thất bại mà không phải cân nhắc về những thứ khác. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gửi email cho nhà đầu tư và không chỉ nhận được phản hồi tốt mà còn được thỏa thuận đầu tư? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đi qua và nói chuyện với người bạn thích, và họ rất dễ tiếp xúc và vui vẻ, cảm giác như họ đang chờ đợi bạn mở lời trước? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đi đến phòng tập thể dục, bước lên máy chạy bộ đó và cảm thấy vô cùng thoải mái?

Nếu bạn không chuẩn bị tâm trí cho những gì sẽ xảy ra khi bạn thành công, thì không có gì ngạc nhiên khi điều đó xảy ra, bạn không biết phải xoay sở như thế nào. Khi khách hàng của tôi đạt được một mức độ thành công nhất định mà họ không mong đợi hoặc chuẩn bị trước, đôi khi, họ sẽ mất nó.

Khi bạn sợ quá thất bại, bạn dồn hết sức để tránh nó. Tôi đặc biệt nhìn thấy nó khi khách hàng đang nghiên cứu thêm thông tin thay vì áp dụng những gì họ đã biết. Đó là một chút thông tin cuối cùng, nhưng bạn tìm kiếm nó, cầu nguyện nó sẽ giúp bạn đạt được thành tích không đau đớn, điều mà chúng ta biết là không thể xảy ra.

4. Nghĩ về thành công giống như cách bạn nghĩ về thất bại

Nếu bạn lên kế hoạch và chuẩn bị cho thành công thì sao? Đó là những gì bạn muốn, dù sao đi nữa. Năng lượng và sự tập trung của bạn có xu hướng trở thành hiện thực, vì vậy nếu bạn dồn toàn bộ năng lượng của mình để tránh thất bại, rất có thể bạn đang biểu lộ nó trong tiềm thức. Nếu điều đó đúng, đặt tất cả năng lượng của bạn vào thành công có thể tạo ra một kịch bản khác.

Trong phần lớn cuộc đời, chúng ta đã dành rất nhiều thời gian và sức lực để cố gắng tránh thất bại. Đảo ngược nó bằng cách lập kế hoạch cho thành công, chính điều bạn muốn, tập trung năng lượng của bạn vào nó. Khi nó đến, bạn không ngạc nhiên hay choáng ngợp. Thay vào đó, nó trở thành một phần trong kế hoạch của bạn.

Sự khác biệt duy nhất là nỗi sợ thất bại là điều mà tâm trí bạn tin rằng bạn đã trải nghiệm đủ để làm quen với nó. Với điều này, giờ đây bạn có cơ hội tạo ra một mối quan hệ tương tự, mạnh mẽ hơn với nỗi sợ thành công của bạn, một điều mới mẻ và bạn chưa biết ngay bây giờ.

Sự thay đổi này có thể thay đổi cuộc sống bằng cách hạn chế sự tập trung của bạn về thất bại và suy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu thất bại. Thay vào đó, bạn tập trung vào những việc cần làm khi bạn thành công. Ngay cả việc sử dụng ngôn ngữ đó cũng khiến thành công trở nên khó tránh khỏi. Chúng tôi đã học cách chuẩn bị, lên kế hoạch, phản hồi, tận dụng và xây dựng thêm nó. Bây giờ bạn cũng có thể.

Phiên dịch bởi: Nhanvienbanhang.vn

Nguồn: Entrepreneur

 

Các tin khác

  1. Tính Cách Cần Chú Ý Nếu Muốn Lựa Chọn Ứng Viên Ưu Tú
  2. Làm Được 5 Điểm Đơn Giản Dù Lười Biếng Tới Mấy Cũng Có Thể Trở Thành Người Kỉ Luật
  3. Bạn Cần Làm Gì Nếu Mất Việc
  4. 10 Cẩm Nang Kinh Doanh Thời Trang Hiệu Quả
  5. Làm Sao Để Thu Hút Và Tăng Số Lượng Khách Hàng Cho Doanh Nghiệp?
  6. 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Biểu Đạt Sự Thành Công
  7. Robot Liệu Có Thay Thế Hoàn Toàn Con Người Trong Ngành Kinh Doanh Ẩm Thực ?
  8. Làm Sao Để Tuyển Dụng Cấp Tốc?
  9. Đào Tạo Nhân Lực Có Phải Là Chi Phí?
  10. Văn Hóa Công Ty Của Bạn Có Độc Hại?