2 Bước Để Đưa Ra Những Lựa Chọn & Quyết Định Mà Không Bị Ảnh Hưởng Bởi Cảm Xúc

Trong thời gian vừa qua, do tác động của đại dịch Covid-19 đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, các doanh nghiệp đang đứng trước các lựa chọn khó khăn ảnh hưởng đến tương lai của họ.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều đang trong tình trạng khủng hoảng về khía cạnh tài chính. Kết hợp với các cảm xúc nhất thời, bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc để một nhân viên ra đi hoặc chu cấp cho họ một cách không hợp lí, những lựa chọn như thế này mang tính cảm xúc hơn là logic. Và đương nhiên, những quyết định như thế này thường sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất.

Làm thế nào để có thể lựa chọn đúng

Jeff Bloomfield, người sáng lập và CEO của Braintrust, là một chuyên gia về khoa học thần kinh, người sử dụng các kiến thức của bản thân về niềm tin và cách ra quyết định để tư vấn và giúp các công ty cải thiện quy trình marketing. Ngược lại với những gì bạn nghĩ, Bloomfield phát hiện ra rằng, tất cả các quyết định mà chúng ta tạo ra thường dựa trên bản năng và cảm xúc. “Chỉ sau khi đưa ra quyết định, chúng ta mới cố gắng biện minh và hợp lí hóa bằng các số liệu, dữ liệu và những thông tin phù hợp nhất.”

Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng, quyết định đó hợp lí hoàn toàn, có tính toán kĩ lưỡng – khả năng cao là quyết định đó đã bị xen lẫn bởi cảm xúc. Trong trạng thái bình thường, việc đưa quyết định “từ trong ra ngoài” thực sự không xấu. Cảm xúc có thể là một điều kiện tuyệt vời để giúp quyết định của ta hoàn hảo hơn. Nhưng trong những lúc khó khăn hay bị áp lức bởi các yếu tố khác, chúng tao sẽ cho phép khả năng rủi ro cao hơn và cũng là lúc cảm xúc chiến thắng logic để đưa ra một quyết định.

Dưới đây là một số phương pháp để bạn có thể loại bỏ cảm xúc trong những quyết định quan trọng:

Bước 1: Hãy xác định các cảm xúc đã và đang thúc đẩy bạn hành động

Việc đầu tiền phải làm trước khi đi đến quyết định cuối cùng, hãy xác định cảm xúc nào đang thúc đẩy chúng ta. Nói chúng, những quyết định này thường bắt nguồn từ cảm xúc sợ mất mát. Hãy mang các cảm xúc đó từ tiềm thức thành ý thức sẽ giúp cho quyết định của bạn logic hơn.

Hãy điền vào câu dưới đây, bạn sẽ thấy việc quyết định đúng đắn hơn:

“Tôi cảm thấy mình cần [Hành Động Có Nhận Thức]. Nếu không làm như vậy thì kết quả là _______. Và điều đó sẽ làm tôi cảm thấy ___________.”

Để thực sự hiểu được ý nghĩa của việc ra quyết định. Hãy đọc tiếp phần sau:

Bước 2: Thực hiện Phân lớp Kết quả

Bloomfield thường dùng phương pháp này để có thể giúp ông ấy và đội ngũ của mình có thể ra những quyết định đúng đắn hơn. Rất có thể bạn cũng đã vô tình dùng một thứ tương tự để đưa ra những quyết định của mình. Một phần của việc đưa ra quyết định là hình dung những gì sẽ xảy ra sau đó, nhưng hình dung chính xác xem những gì sẽ xảy ra và ai sẽ bị ảnh hưởng mới thực sự khó khăn.

Với mỗi khi quyết định một điều gì đó, hãy trả lời 4 câu hỏi dưới đây:

  1. Điều gì sẽ xảy ra trong 30, 60, 90 ngày tới nếu tôi quyết định làm việc này?
  2. Hành động sắp tới sẽ ảnh hưởng thế nào đến tài chính của tôi?
  3. Hành động sắp tới sẽ ảnh hưởng thế nào đến nhân viên của tôi?
  4. Hành động sắp tới sẽ ảnh hưởng thế nào đến khách hàng của tôi?

Bốn câu hỏi trên sẽ giúp bạn xác định được hậu quả thực sự sau mỗi quyết định của mình. Viết nó lên giấy sẽ đảm bảo bạn ra quyết định hợp lí hơn. Nhưng lợi ích thực sự khi thực hiện phương pháp này là giúp bạn bắt đầu điều chỉnh bản thân hoặc doanh nghiệp của mình. Bằng cách đặt thêm nhiều câu hỏi (từ các câu trả lời trên) sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quát với mỗi quyết định của mình.

 

Dịch bởi NhanvienBanhang.vn

Nguồn: Inc.

 

Các tin khác

  1. 7 Cách Tăng Cường Sức Khỏe Tinh Thần Cho Doanh Nhân
  2. Làm Thế Nào Để Chuẩn Bị Cho Tương Lai Của Việc Làm Bây Giờ
  3. Làm Thế Nào Để Từ Chối Ứng Viên
  4. Warren Buffett Cho Biết Thành Công Lâu Dài Của Bạn Bắt Nguồn Từ Những Đặc Điểm Này
  5. 5 Lý Do Nhà Tuyển Dụng Nên Bỏ Qua Sơ Yếu Lý Lịch
  6. Những Sai Lầm Phổ Biến Trong Tuyển Dụng
  7. Để Tuyển Dụng Được Người Tài Phù Hợp
  8. 8 Chiến Lược Để Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Thuyết Phục Hơn
  9. 8 Điều Bạn Cần Chuẩn Bị Trước Khi Tuyển Nhân Viên Lần Đầu Tiên
  10. Đó Là Vị Trí Bạn Tuyển Cần Một Sự Thay Đổi, Không Phải Cách Bạn Tuyển